Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 30/11/2022 11:10 (GMT+7)

New York: Phát hiện báu vật đại dương cổ qua quá trình điều tra ô nhiễm

Sau một cuộc đánh giá ô nhiễm, cơ quan giám sát môi trường đã tình cờ phát hiện ra báu vật vô giá của đại dương cổ tại vùng ngoại ô New York, Mỹ.

Theo Science Alert đưa tin, trước đó các nhà nghiên cứu đang điều tra một vụ rò rỉ asen (thạch tín) ra khỏi đá ở ngoại ô New York thì vô tình phát hiện ra những viên đá mang những hình thù kỳ lạ. Đó là các cụm tinh thể pyrite nhỏ lẫn trong đá, còn gọi là framboid.

Cấu trúc của các viên đá này trông như những viên kẹo đủ màu sắc. Những viên đá này đã được nghiên cứu bởi nhóm khoa học gia Mỹ - Canada và xác định chính là những túi nước biển cổ đại, hãy còn chứa đựng nước lỏng mang tàn tích các sinh vật quái dị 390 triệu năm về trước.

tm-img-alt
Một framboid chứa tàn tích đại dương 390 triệu tuổi (Nguồn: PNNL)

Theo nhà địa hóa học Sandra Taylor từ phòng thí nghiệm quốc gia Tây Bắc Thái Bình Dương của Bộ năng lượng Mỹ (PNNL), họ đã xem xét các mẫu qua kính hiển vi điện tử, cũng như kết hợp giữa kỹ thuật chụp cắt lớp đầu dò nguyên tử và kỹ thuật khối phổ để tìm thấy dấu vết nước mặn cổ đại mắc kẹt trong các túi giống viên kẹo này.

Thành phần của nước bị mắt kẹt cũng như tình trạng của các framboid giúp các nhà khoa học chỉ ra nơi chúng từng thuộc về và được hình thành. Đó là một vùng biển cổ xưa trải dài từ địa phận bang Michigan của Mỹ đến Ontario của Canada ngày nay.

Vùng biển xa xưa này cũng sở hữu một rạn san hô vĩ đại, có thể so sánh được với rạn san hô Great Barrier ở Úc ngày nay, với những sinh vật biển kỳ lạ bao gồm bọ ba thùy và tổ tiên của các loài chân khớp hiện đại.

Từ trước tới nay không còn quá lạ lùng về việc khoáng chất và tinh thể quý chứa chất lỏng bị mắc kẹt trong đá nhưng hiếm khi chúng có thể được phân tích ở cấp độ nano như vậy. Điều đó có thể giúp các nhà khoa học bổ sung dữ liệu hàng triệu năm bị thiếu trong hồ sơ địa chất và cổ sinh vật học.

Báu vật vô giá này cũng có thể cung cấp chi tiết về cách đại dương cổ xưa đã thích ứng với sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu giai đoạn đó, điều sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc dự đoán tương lai của đại dương hiện tại.

Các kỹ thuật được áp dụng trong cuộc nghiên cứu này cũng có tiềm năng giúp nghiên cứu cách hydro tương tác với đá ở cấp độ nguyên tử, rất hữu ích trong việc tối ưu hóa các chiến lược lưu trữ hydro để phục vụ cho ngành công nghiệp năng lượng xanh.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Earth and Planetary Science Letters.

Cùng chuyên mục

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.

Tin mới

Nhận cuộc gọi từ SĐT 0886280962, nữ sinh biết bị lừa đảo nhưng vẫn tiếp tục đưa mình vào bẫy
Nữ sinh bị đối tượng mạo danh Công an gọi điện và yêu cầu phải chuyển tiền vào tài khoản của cơ quan chức năng. Nữ sinh sau khi chuyển tiền thì phát hiện bị lừa, tuy nhiên, thay vì đến Công an trình báo, cô lại lên mạng nhờ “luật sư” tư vấn đòi lại tiền. Đáng tiếc, việc làm này một lần nữa đã đưa nữ sinh rơi vào bẫy lừa đảo.