Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Chủ nhật, 05/12/2021 10:30 (GMT+7)

18 trẻ nhỏ từ 2- 6 tháng bị tiêm nhầm vắc xin ở Hà Nội: Hiện vẫn chưa công bố nguyên nhân

Hiện chưa rõ tại sao xảy ra nhầm lẫn, các bé đã được tiêm vắc xin Pfizer với liều lượng bao nhiêu.

Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cho biết trên báo VnExpress, một tháng vừa qua, các bé đã được chăm sóc sức khỏe đặc biệt tại Bệnh viện Xanh Pôn - cơ sở y tế đầu ngành của thành phố cùng với sự theo dõi sức khỏe của Hội đồng chuyên môn, trong đó PGS TS Trần Minh Điển, Giám đốc BV Nhi Trung ương là Chủ tịch Hội đồng. Hiện sức khỏe của các bé đã ổn định nhưng ngành y tế Hà Nội vẫn tiếp tục theo dõi, đánh giá tình trạng sức khoẻ để gia đình thật sự yên tâm và các cháu có được sức khoẻ tốt nhất.

tm-img-alt
Lãnh đạo Bộ Y tế trò chuyện với gia đình cháu bé bị tiêm nhầm vắc-xin theo dõi sức khỏe tại Bệnh viện Xanh Pôn - Ảnh: Người lao động.

"Hội đồng chuyên môn đã quyết định theo dõi sức khoẻ các cháu trong các tháng tiếp theo và thường xuyên theo dõi sức khoẻ hàng năm", đại diện Sở Y tế Hà Nội nói.

Sự cố y khoa xảy ra tại Trạm Y tế xã Yên Sơn (Quốc Oai) ngày 3/11 khi tổ chức tiêm chủng cho các cháu độ tuổi 2-6 tháng tuổi. Do sơ suất, nhân viên y tế đã tiêm nhầm vắc xin Pfizer.

Bộ Y tế yêu cầu xác minh, tìm nguyên nhân dẫn tới sai sót trên, "xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan và xử lý theo quy định".

Tuy nhiên đến nay, nguyên dân xảy ra nhầm lẫn, liều lượng vắc xin Pfizer các bé đã được tiêm bao nhiêu và trách nhiệm của các bên liên quan chưa được công bố chính thức.

18 trẻ nhỏ từ 2- 6 tháng bị tiêm nhầm vắc xin ở Hà Nội: Hiện vẫn chưa công bố nguyên nhân - Ảnh 1.

PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, cho rằng nhân viên y tế trong dây chuyền tiêm cho 18 cháu bé ở Trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai đã thực hiện không đúng quy trình nên đã dẫn đến những sai sót rất nghiêm trọng.

"Việc tiêm nhầm vắc-xin chắc chắn là do sai sót về quy trình và kỹ thuật. Trong vụ việc này, nhân viên y tế đã không thực hiện đúng hướng dẫn quy trình về 3 tra, 5 đối (3 kiểm tra gồm họ tên người bệnh - tên thuốc - liều dùng; 5 đối chiếu gồm: Số giường, số phòng bệnh - đường dùng - nhãn thuốc - chất lượng - thời gian). Trước khi tiêm, lẽ ra người tiêm phải nói với phụ huynh là sẽ tiêm loại vắc xin gì để 2 bên cùng kiểm tra", báo Người lao động dẫn phân tích của PGS Phu.

Cùng đó, các chuyên gia cho rằng việc nhầm này do sự sắp xếp bảo quản vắc-xin chưa khoa học nên dẫn đến sự cố nghiêm trọng. "Vắc xin 5 trong 1 đóng lọ 1 liều 0,5 ml/lọ quy cách tiêm hút thẳng vào xi-lanh, còn vắc-xin Pfrzer, 1 lọ có 6 liều phải pha dung môi mới được tiêm. Trong khi đó, mỗi trẻ này đã được nhân viên y tế tiêm luôn một lọ vắc xin Pfrzer chưa pha dung môi"

Trước đó, vào ngày 3-11, Trạm Y tế xã Yên Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội tổ chức tiêm chủng cho các cháu có độ tuổi từ 1 tháng đến 6 tháng tuổi. Trong quá trình tiêm chủng đã xảy ra sự cố tiêm nhầm vắc xin Comirnaty ngừa Covid-19 của hãng Pfizer/BioNtech cho 18 trẻ từ 2 đến 6 tháng tuổi.

Sau sự cố, huyện Quốc Oai đã có chỉ đạo, yêu cầu Trung tâm Y tế huyện và Trạm Y tế xã Yên Sơn đình chỉ dây chuyền tiêm gồm 4 cán bộ y tế và đình chỉ công tác đối với cán bộ y tế trực tiếp tiêm để xem xét trách nhiệm, đồng thời rà soát lại quy trình tiêm chủng vắc xin cho trẻ em, báo Hà Nội mới đưa tin trước đó.

Cùng chuyên mục

Yêu cầu truy xuất tận gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc 37 người
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc khiến 37 người nhập viện sau ăn bánh mì; truy xuất đến tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân...
Nghiên cứu thành công vaccine "đa năng" chống nhiều loại ung thư
Các nhà khoa học tại Đại học Tufts của Mỹ vừa công bố bước tiến vượt bậc trong cuộc chiến chống ung thư: một loại vaccine mới có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, giúp cơ thể chống lại nhiều loại khối u ác tính nguy hiểm.
Tổn thương đốt sống cổ vì sử dụng điện thoại quá nhiều
Với thói quen thường xuyên sử dụng điện thoại hơn 8 giờ mỗi ngày, anh An (38 tuổi) đã phải nhập viện vì bị yếu tay chân phải, đau nhiều ở cổ vai gáy và lưng, khó thực hiện các hoạt động khiêng vác nặng hoặc cần sự tỉ mỉ như cài nút áo, cầm đũa.

Tin mới

Không tái ký hợp đồng lao động, công ty phải báo trước bao nhiêu ngày?
Theo quy định của pháp luật, công ty phải thông báo trước bao lâu về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được biết? Trường hợp, mai hết hạn hợp đồng lao động nhưng nay công ty mới thông báo cho người lao động về việc không ký tiếp hợp đồng thì có được hay không?
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào?