Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 14/01/2022 20:40 (GMT+7)

3 dấu hiệu cảnh báo mắc biến chủng Omicron cần lưu ý trên da, móng tay và môi

Các triệu chứng khác thường xuất hiện ở môi, da và móng tay có thể là những dấu hiệu cho thấy bạn có thể đã mắc biến chủng Omicron và cần được trợ giúp y tế ngay.

Để ý thấy bản thân hoặc người trong gia đình có làn da xanh xao hoặc tái hay xanh ở bất kỳ khu vực nào trong số các bộ phận như môi, da và móng tay, thì đây là biến chứng hiếm gặp trong các trường hợp mắc Covid-19 nghiêm trọng khi nồng độ oxy trong máu thấp.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết đây là một "dấu hiệu cảnh báo khẩn cấp".

CDC đề nghị tìm kiếm sự trợ giúp "ngay lập tức" nếu bất kỳ ai nhận thấy sự thay đổi về màu sắc ở môi, da và móng tay, kèm theo khó thở, đau dai dẳng hoặc tức ngực, không tỉnh táo, xanh xáo hoặc lú lẫn.

3 dấu hiệu cảnh báo mắc biến chủng Omicron cần lưu ý trên da, móng tay và môi

Những người lớn tuổi và dễ bị tổn thương hơn có nhiều khả năng bị bệnh nặng hơn, đặc biệt là với biến chủng Omicron.

Mặc dù điều quan trọng là phải theo dõi các dấu hiệu cảnh báo của bệnh nghiêm trọng, hàng loạt nghiên cứu tích cực cho thấy người đã tiêm vaccine khi mắc biến chủng Omicron sẽ bị bệnh nhẹ hơn so với các biến chủng khác.

So với các biến chủng trước đây như Delta gồm các triệu chứng thường dễ nhận biết hơn như ho liên tục, sốt và mất vị giác và khứu giác, người mắc Omicron khó xác định hơn vì dễ nhầm lẫn với những bệnh khác như cảm lạnh.

Các quan chức y tế thế giới nhiều lần nhấn mạnh rằng, các mũi tiêm tăng cường sẽ bảo vệ cơ thể chống lại Omicron và mang lại cơ hội tốt nhất để chúng ta có thể vượt qua đại dịch.

Cùng chuyên mục

Tạm ngừng kinh doanh thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thu hồi, xử lý thuốc vi phạm. Trong đó đề xuất quy định tạm ngừng kinh doanh, sử dụng và niêm phong bảo quản thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng.
Số ca mắc sốt rét giảm trên 20%
Năm 2024, Bộ Y tế ghi nhận 353 ca sốt rét, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước, trong đó 1/3 ca sốt rét là “nhập cảnh” và không có trường hợp tử vong, không có dịch.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống bệnh cúm, sởi
Để chủ động công tác phòng, chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan quán triệt việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức triển khai hiệu quả tiêm chủng chống dịch sởi, nhằm đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho các nhóm đối tượng, để nhanh chóng kiểm soát tình hình.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mùa
Hầu hết những người bị cúm mùa sẽ hồi phục sau vài ngày đến dưới hai tuần, nhưng một số người sẽ bị biến chứng do cúm. Những biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng và dẫn đến tử vong.

Tin mới