Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 24/08/2021 09:06 (GMT+7)

3 đối tượng được phép lưu thông không yêu cầu giấy đi đường tại TP.HCM

Ngày 23/8, UBND TP.HCM điều chỉnh 3 nhóm đối tượng được ưu tiên và không yêu cầu có giấy đi đường khi qua chốt.

Ngày 23/8, UBND TP.HCM có văn bản về điều chỉnh, bổ sung một số nội dung tăng cường kiểm soát các nhóm đối tượng được phép lưu thông trong thời gian giãn cách xã hội.

Cụ thể, ngoài 17 nhóm đối tượng được phép ra đường theo Công văn 2800 ngày 22/8, UBND TP điều chỉnh 3 nhóm đối tượng được ưu tiên và không yêu cầu có giấy đi đường khi qua chốt.

3 đối tượng được phép lưu thông không yêu cầu giấy đi đường tại TP.HCM
TP.HCM điều chỉnh 3 nhóm đối tượng được ưu tiên và không yêu cầu có giấy đi đường khi qua chốt. Ảnh minh họa.

Cụ thể 3 đối tượng này gồm:

1. Lực lượng cán bộ, nhân viên ngành y tế có thẻ ngành y tế hoặc giấy đi đường do Sở Y tế, Thủ trưởng các cơ sở y tế được thành lập theo quy định.

2. Người dân đi tiêm vaccine có tin nhắn báo lịch tiêm hoặc giấy báo mời tiêm và kèm CMND/CCCD để trình cho chốt kiểm soát.

3. Nhân viên hệ thống phân phối (siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng cung cấp lương thực thực phẩm) có thẻ nhân viên và giấy xác nhận công tác của đơn vị; chỉ áp dụng cho đến khi có giấy đi đường do Công an TP cấp.

Ngoài ra, UBND TP cũng bổ sung thêm nhóm đối tượng được phép lưu thônggồm:

- Các trường cao đẳng, trung cấp nghề nghiệp (mỗi trường 10 giấy) do Sở Lao động - thương binh và xã hội tổng hợp danh sách và báo số lượng về Công an TP (mã 1A).

- Nhân viên giao hàng bằng phương tiện vận tải của đơn vị cung ứng lương thực, thực phẩm, suất ăn thuộc các đơn vị, doanh nghiệp đang thực hiện sản xuất theo phương thức "3 tại chỗ", "1 cung đường 2 điểm đến" trong khu chế xuất, khu công nghiệp. Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp tổng hợp danh sách và báo số lượng về Công an TP (mã 12).

Đối với các phương tiện vận tải hàng hóa (bao gồm tài xế và 1 phụ xế) đã được ngành giao thông vận tải cấp thẻ QR code, không tiến hành kiểm tra thẻ đi đường cá nhân.

Công an TP là đơn vị in và ký cấp giấy cho toàn bộ các nhóm đối tượng trên. Công an TP cũng có thể uỷ quyền cho Phòng PC08, Công an địa phương các cấp ký.

Trong thời gian chờ đợi giấy đi đường của Công an TP thì các đối tượng này vẫn dùng giấy đi đường tại Công văn 2800 của UBND TP cho đến ngày 25/8.

UBND TP giao Sở Công Thương, Bộ Tư lệnh TP, Sở Nội vụ và UBND TP Thủ Đức, quận, huyện chuẩn bị áo nhận diện để trang bị và phân bổ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có liên quan.

Cùng chuyên mục

Từ 01/6 chỉ cấp mới thẻ BHYT giấy đối với một số trường hợp
Vừa qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã ban hành Công văn số 168/BHXH-QLT hướng dẫn BHXH các khu vực; BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc sử dụng phôi thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Trong đó đáng chú ý, từ ngày 01/6/2025, cơ quan BHXH chỉ thực hiện cấp mới thẻ BHYT giấy đối với ba trường hợp.

Tin mới

Không tái ký hợp đồng lao động, công ty phải báo trước bao nhiêu ngày?
Theo quy định của pháp luật, công ty phải thông báo trước bao lâu về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được biết? Trường hợp, mai hết hạn hợp đồng lao động nhưng nay công ty mới thông báo cho người lao động về việc không ký tiếp hợp đồng thì có được hay không?
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào?