Ăn hơn chục bát mì cay siêu cấp, nữ sinh bị nôn mửa, tiêu chảy và tim ngừng đập
Ngày 6/11, Liu Xiaogang, Trưởng Khoa Cấp cứu, Trung tâm Công nghệ cao của Bệnh viện Trung ương Trịnh Châu trực thuộc Đại học Trịnh Châu (Trung Quốc) đã chia sẻ về trường hợp một nữ sinh viên đại học 19 tuổi ăn hơn chục gói mì cay vào ban đêm và suýt tử vong.
Giống như nhiều cô gái trẻ, các món ăn cay luôn là món yêu thích của Diệp Tử (19 tuổi, Trịnh Châu, Trung Quốc).
Buổi tối mấy ngày trước hôm xảy ra sự việc, Diệp Tử đi siêu thị mua hơn chục gói mì cay vì phải thức khuya cày bộ phim truyền hình yêu thích. Đến 11 giờ tối, cô đã ăn liên tiếp hơn chục gói mì.
Khi Diệp Tử chuẩn bị ngủ, bụng cô bắt đầu khó chịu, cảm giác buồn nôn khiến cô vào nhà vệ sinh để nôn ra 3 lần, sau đó bụng bắt đầu đau âm ỉ, tiêu chảy 5-6 lần. Thấy Diệp Tử nôn ọe, tiêu chảy, người phờ phạc như chết đi sống lại, người bạn cùng phòng thấy tình hình không ổn đã nhanh chóng gọi xe cấp cứu đưa cô đến khoa Cấp cứu (ICU) của Trung tâm Công nghệ cao.
Khi Diệp Tử nhập viện cấp cứu, chân tay cô đã mềm nhũn, kali máu chỉ còn 1,5mmol/L (mức bình thường là 3,1-5,5mmol/L), cô được chẩn đoán là bị hạ kali máu, nguy hiểm đến tính mạng bất cứ lúc nào!
Hạ kali máu là gì?
Ion kali là một chất điện giải quan trọng để duy trì các chức năng của các cơ quan ở người. Tăng kali máu hoặc hạ kali máu có thể đe dọa tính mạng, đặc biệt là hạ kali máu. Khi kali huyết thanh thấp hơn 3,5 mmol/L, hoặc 14mg/dl, nó được gọi là hạ kali máu.
Hạ kali máu không phải là cơ thể thiếu kali mà là thiếu kali trong máu, khi cơ thể thiếu kali trên 500mmol thì kali huyết thanh sẽ giảm.
Có 3 lý do chính dẫn đến hạ kali máu, một là do ăn không đủ, mất quá nhiều và hai là do phân bố bất thường. Trường hợp của Diệp Tử là do nôn mửa, tiêu chảy nên dẫn đến thiếu ion kali.
Ở bệnh nhân hạ kali máu, bệnh nhân nhẹ sẽ có các triệu chứng nhẹ (suy nhược toàn thân, liệt tứ chi, táo bón và đánh trống ngực) hoặc không triệu chứng. Nhưng bệnh nhân nặng cấp tính và khởi phát nhanh thường có các triệu chứng nặng (rối loạn nhịp tim, tổn thương chức năng thận, suy nhược cơ, thậm chí ngừng tim, liệt cơ hô hấp), thậm chí tử vong.
Sau khi đến ICU, ngay lập tức các bác sĩ đã thiết lập đường truyền tĩnh mạch để bổ sung kali cho Diệp Tử! Tuy nhiên, cần một khoảng thời gian nhất định để kali máu tăng lên, do đó, không lâu sau khi nhập viện, cô đã bị tim ngừng đập!
Các nhân viên y tế lập tức cứu chữa, hồi sức tim phổi kéo dài hàng chục phút! Với sự nỗ lực không ngừng của các nhân viên y tế, nhịp tim của Diệp Tử đã từ từ hồi phục!
Ăn mì cay cần lưu ý những gì?
- Chọn những sản phẩm có chất lượng đảm bảo.
- Không được ăn quá nhiều!
- Một khi các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy xuất hiện, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức.