Bảng giá vàng 9999, giá vàng hôm nay 15/7, giá vàng SJC, DOJI, PNJ, 24K mới nhất
Bảng giá vàng mới nhất hôm nay 15/7/2023: giá vàng 9999, vàng SJC, vàng 24K, 18K, 14K, 10K, DOJI, PNJ hôm nay bao nhiêu? Giá vàng hôm nay bao nhiêu tiền 1 chỉ?
Giá vàng thế giới hôm nay 15/7
Giá vàng hôm nay ghi nhận vào 8h30 sáng nay 15/7, giá vàng giao ngay tăng 5,36 USD về mức 1955.19 USD/ounce tương đương -0.27% so với đầu phiên.
Giá vàng thế giới tiếp tục củng cố trên mức 1.950 USD/ounce, nhưng áp lực bán đang bắt đầu gia tăng khi người tiêu dùng Mỹ tỏ ra lạc quan hơn nhiều so với kỳ vọng của các nhà kinh tế. Theo kết quả khảo sát mới đây của Đại học Michigan, chỉ số tâm lý người tiêu dùng đã tăng lên mức 72,6 so với kết quả điều chỉnh hồi tháng 6 là 64,4. Dữ liệu này đánh bại mức dự báo của giới chuyên gia là 65,5.
Trong khi đó, chỉ số đo lường đồng USD (DXY) đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm, khiến vàng trở nên hấp dẫn hơn đối với những người mua ở nước ngoài. Đồng thời, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ cũng giảm, làm giảm chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng thỏi mà không mang lại lợi suất.
Vàng đã giảm nhẹ vào thứ 6 sau khi tăng trong 5 phiên trước đó khi kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tạm dừng tăng lãi suất ngày càng tăng.
Phản ứng thông tin này, giới đầu tư tài chính hạn chế nắm giữ USD và trái phiếu Mỹ, khiến giá trị "đồng bạc xanh" suy yếu, lãi suất trái phiếu Mỹ đi xuống.
Giới phân tích nhận định thị trường vàng vẫn thận trọng trước CPI của Mỹ. Các dữ liệu tích cực liên quan đến lạm phát có thể thúc đẩy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thắt chặt chính sách tiền tệ lâu hơn dự kiến, nhằm kéo giảm thêm lạm phát. Một kịch bản như vậy sẽ làm USD tăng giá trên diện rộng, bất lợi cho giá vàng thế giới trong tương lai.
Bên cạnh đó, nhiều nhà phân tích đang có tâm lý lạc quan về vàng vì họ tin rằng kim loại quý đã đứng vững trước những biến động bất ổn kinh tế vĩ mô vừa qua. Ở thời điểm hiện tại, vàng chỉ chờ Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất để có cơ hội tăng.
Thêm vào đó, vừa qua, Bộ Lao động Mỹ công bố, nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tạo thêm 209.000 việc làm phi nông nghiệp trong tháng 6, thấp hơn ước tính của Dow Jones là 240.000 và giảm so với mức 339.000 việc làm trong tháng 5. Trên cơ sở đó, các chuyên gia kim loại quý nhận định, từ này đến cuối năm, FED sẽ có những quyết định nhẹ tay hơn trong điều hành lãi suất.
Trong khi đó, theo dữ liệu từ Viện Quản lý Nguồn cung (ISM), hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ của Mỹ tốt hơn dự báo. ISM cho biết, chỉ số quản lý mua hàng trong lĩnh vực dịch vụ đã tăng lên 53,9% trong tháng trước, tăng so với mức 50,3% trong tháng 5 và vượt xa mức dự báo của các nhà kinh tế là 51,3%.
Vàng liên tiếp giảm khi dữ liệu thị trường lao động vững chắc và sức khỏe kinh tế tốt làm giảm bớt lo ngại rằng nền kinh tế Mỹ đang tiến tới một cuộc suy thoái nghiêm trọng. Đồng thời, mức lương cao hơn có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) duy trì các chính sách tiền tệ tích cực và tăng lãi suất cao hơn.
Theo công cụ Fedwatch của CME, các nhà đầu tư nhận thấy gần 86% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào tháng 7. Lãi suất cao không khuyến khích đầu tư vào vàng lãi suất bằng không.
Thị trường nhà ở gặp khó khăn trong hầu hết năm 2023 khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) duy trì các chính sách tiền tệ mạnh tay nhất trong 40 năm qua, khiến lãi suất thế chấp cao hơn. Đồng thời, nguồn cung nhà ở thấp khiến giá tăng cao, nhiều người khó mua nhà mới.
Triển vọng về lãi suất cao hơn gây áp lực lên giá vàng. USD mạnh lên đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài "quay lưng" với vàng.
Các thị trường dự đoán FED sẽ tăng lãi suất tại phiên họp thường kỳ tháng 7/2023, trong bối cảnh các nhà lãnh đạo của ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới đang tích cực theo đuổi chính sách thắt chặt tiền tệ hơn nữa.
Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng lạm phát tiền lương sẽ không biến mất, với tiền lương trung bình mỗi giờ đã tăng 0,4% trong tháng trước lên 33,58 USD.
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã giảm từ mức cao nhất trong hơn 4 tháng, trong khi đồng USD giảm 0,9% xuống mức thấp nhất trong hơn hai tuần sau khi dữ liệu được công bố, giúp vàng trở nên hấp dẫn đối với những người mua bằng các loại tiền tệ khác.
Các nhà giao dịch bị mắc kẹt trong việc đặt cược rằng Fed sẽ tăng lãi suất trong tháng này, nhưng đang trở nên hoài nghi hơn về cơ hội tăng lãi suất sau đó.
Giá vàng hôm nay 15/7 bao nhiêu tiền 1 lượng?
Giá vàng 9999 tại SJC TP.HCM là 66,75 triệu đồng/lượng (mua vào) – 67,35 triệu đồng/lượng (bán ra). SJC Hà Nội niêm yết ở mức 66,6 triệu đồng/lượng (mua vào) và 67,37 triệu đồng/lượng (bán ra).
Giá vàng DOJI niêm yết ở mức 66,7 triệu đồng/lượng (mua vào) và 67,35 triệu đồng/lượng (bán ra).
Giá vàng SJC tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu cũng được doanh nghiệp giao dịch ở mức 66,77 - 67,33 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Giá vàng trong nước hôm nay 15/7
Giá vàng trong nước đang niêm yết cụ thể như sau:
Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC, vàng SJC đang là 66,75 triệu đồng/lượng mua vào và 67,35 triệu đồng/lượng bán ra.
Giá vàng DOJI được niêm yết ở mức 66,7 triệu đồng/lượng mua vào và 67,35 triệu đồng/lượng bán ra. Giá vàng Vietinbank Gold đang niêm yết ở mức 66,75 triệu đồng/lượng mua vào và 67,37 triệu đồng/lượng bán ra.
Còn tại Công ty Vàng bạc đá quý Mi Hồng, giá vàng Mi Hồng thời điểm khảo sát niêm yết giá vàng SJC ở mức 66,75 – 67,10 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Giá vàng SJC tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu cũng được doanh nghiệp giao dịch ở mức 66,77 - 67,33 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá 2 chiều 56,11 - 56,96 triệu đồng/lượng.
Bảng giá vàng 9999, vàng SJC, giá vàng 24K, 18K, 14K, 10K ngày 15/7/2020: