Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 08/12/2022 13:58 (GMT+7)

Bệnh nhân đau nhức mũi, ho nhiều được bác sĩ bàng hoàng phát hiện con vật kinh khủng 'chạy' trong mũi

Các bác sĩ Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá đã thực hiện ca nội soi gắp dị vật là con đỉa dài 5cm to gần bằng chiếc đũa sống trong mũi nơi tiếp giáp cổ họng của nam bệnh nhân.

Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá, cho biết bệnh nhân là anh L.V.B. (ở Thường Xuân, Thanh Hóa), khoảng một tuần gần đây anh có triệu chứng ho nhiều về đêm, khó thở, chảy máu mũi, đau nhức, ngứa ngáy khó chịu ở vùng mũi.

Bệnh nhân đau nhức mũi, ho nhiều được bác sĩ bàng hoàng phát hiện con vật kinh khủng 'chạy' trong mũi Ảnh 1
Các bác sĩ gây mê lấy dị vật là con đỉa to, dài 5cm ra khỏi mũi bệnh nhân. (Ảnh: BV Đa khoa tỉnh Thanh Hoá).

Trước đó, bệnh nhân đã đi khám ở các cơ sở y tế khác nhưng chỉ được chẩn đoán viêm mũi, chảy máu mũi chưa rõ nguyên nhân, uống thuốc nhưng không đỡ.

Mấy ngày nay, triệu chứng trên ngày càng trở nặng hơn, kèm theo cảm giác khó chịu dữ dội vùng mũi, họng nên anh đã được gia đình đưa đi khám tại khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá.

Qua thăm khám lâm sàng, nội soi mũi họng, các bác sĩ phát hiện có dị vật sống hình dạng tương tự với loài vắt, đỉa rừng đang di chuyển trong khe mũi của bệnh nhân. Khi dùng ánh sáng soi vào, dị vật di chuyển liên tục từ khe mũi trên bên phải xuống khe mũi dưới với tốc độ nhanh.

Bệnh nhân được chuyển về phòng mổ để gắp dị vật. Ban đầu, bệnh nhân được gây tê nhưng do dị vật thuộc ngành giun đốt rất trơn, di chuyển và lẩn trốn nhanh khi đụng vào nên rất khó để xác định vị trí chính xác của dị vật.

Hơn nữa do cấu trúc hốc mũi hẹp nên việc tìm và lấy dị vật sống lại càng khó khăn hơn. Sau hơn 20 phút không thể dùng phương pháp nội soi gây tê để lấy dị vật, các Bác sĩ quyết định chuyển sang phương pháp nội soi gây mê để việc gắp dị vật sống được thuận lợi hơn.

Sau 45 phút nỗ lực tìm kiếm, dị vật được gắp ra là một con đỉa còn sống dài 5cm, to gần bằng chiếc đũa bám chặt trong khe mũi trên bên phải của bệnh nhân.

“Đây là con đỉa to, hút máu nhiều, người dân thường gọi là đỉa trâu. Ngay sau khi gắp được dị vật ra, bệnh nhân đã hết các triệu chứng ngứa ngáy và khó thở, tình trạng sức khoẻ ổn định”, Ths.Bs. Nguyễn Văn Hòa – Trưởng Đơn nguyên Đầu mặt cổ, khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá chia sẻ.

Theo lời kể của anh B. khoảng 1 tuần nay, anh có đi làm đồi, do khát nước nên đã uống nước suối và rửa mặt ở đó. Các bác sĩ nhận định, có thể bệnh nhân đã bị đỉa chui vào miệng do quá trình sử dụng nước suối.

Ths.Bs. Nguyễn Văn Hòa cho biết, bệnh nhân bị đỉa ký sinh trong cơ thể thường là dân sống ở miền núi, hay sử dụng nước trong các khe suối trong mỗi chuyến đi rừng.

Con đỉa, con vắt khi mới chui vào cơ thể theo đường nước vào mũi, họng thường có kích thước nhỏ, khi vào cơ thể một thời gian ngắn, chúng sẽ hút máu và phát triển rất nhanh.

Do vậy, bác sĩ khuyến cáo người dân không nên sử dụng nguồn nước không đảm bảo ở các khe suối để uống, sinh hoạt, đề phòng đỉa, vắt chui vào người.

Khi có bất kỳ biểu hiện nào bất thường về sức khỏe, nên đi khám sớm tại cơ sở y tế để được chẩn đoán đúng và xử trí kịp thời.

Cùng chuyên mục

Yêu cầu truy xuất tận gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc 37 người
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc khiến 37 người nhập viện sau ăn bánh mì; truy xuất đến tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân...
Nghiên cứu thành công vaccine "đa năng" chống nhiều loại ung thư
Các nhà khoa học tại Đại học Tufts của Mỹ vừa công bố bước tiến vượt bậc trong cuộc chiến chống ung thư: một loại vaccine mới có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, giúp cơ thể chống lại nhiều loại khối u ác tính nguy hiểm.
Tổn thương đốt sống cổ vì sử dụng điện thoại quá nhiều
Với thói quen thường xuyên sử dụng điện thoại hơn 8 giờ mỗi ngày, anh An (38 tuổi) đã phải nhập viện vì bị yếu tay chân phải, đau nhiều ở cổ vai gáy và lưng, khó thực hiện các hoạt động khiêng vác nặng hoặc cần sự tỉ mỉ như cài nút áo, cầm đũa.

Tin mới