Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 16/03/2020 10:05 (GMT+7)

Bệnh nhân mắc Covid-19 phải xét nghiệm thêm bao nhiêu lần thì mới được xuất viện?

Theo Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương Đặng Đức Anh, các bệnh nhân mắc Covid-19 khi có kết quả điều trị tốt sẽ tiếp tục lấy mẫu để xét nghiệm lần 1, lần 2. Nếu 2 xét nghiệm đó cho kết quả âm tính thì bệnh nhân đó được ra viện.

Nhận hàng trăm mẫu bệnh phẩm mỗi ngày

Theo thống kê từ Bộ Y tế, đến thời điểm hiện nay, Việt Nam ghi nhận 57 ca bệnh mắc Covid-19 với hàng ngàn người được xác định là F1, F2.

GS.TS Đặng Đức Anh - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các ca bệnh ngày càng tăng nhanh đã đặt ra thách thức cho các cơ quan chức năng về cơ sở vật chất, thiết bị y tế phục vụ xét nghiệm, điều trị cho bệnh nhân.

Theo tìm hiểu, mỗi ngày, tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nhận hàng trăm mẫu bệnh phẩm từ các tỉnh thành. GS.TS Đặng Đức Anh – Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, cán bộ Viện vào thời điểm này gần như không có ngày nghỉ. Nhiều cán bộ trong những ngày này phải đia các địa phương để lấy mẫu, một số cán bộ khác ở lại để thực hiện việc xét nghiệm.

Về vấn đề Kit test vi rút SARS-Cov-2, GS.TS Đặng Đức Anh cho biết, Viện đã đánh giá bộ sinh phẩm của Học viện Quân Y. Đến nay, bộ sinh phẩm đó được giấy phép lưu hành tại Việt Nam. Theo như Học viện Quân Y cho biết, họ sẽ đáp ứng đủ nhu cầu để chúng ta có thể làm xét nghiệm.

Cũng theo Viện trưởng Đặng Đức Anh, hiện nay, tại Hà Nội, có Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có khả năng xét nghiệm vi rút SARS.

Tuy nhiên, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương là tuyến cuối trong việc khẳng định một bệnh nhân dương tính Covid-19. "Khi có bệnh nhân dương tính chúng tôi là đơn vị khẳng định cuối cùng" – GS.TS Đặng Đức Anh cho biết.

Ngoài ra, đối với một số tỉnh thành chưa đủ điều kiện, cơ sở vật chất để xét nghiệm Covid-19 thì các mẫu bệnh phẩm đều được gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để xét nghiệm.

Vào thời điểm hiện nay, mỗi ngày, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nhận được hàng trăm mẫu bệnh phẩm và bắt buộc phải hoàn thành trong thời gian sớm nhất.

Thông thường, mỗi mẫu bệnh phẩm, Viện sẽ tiến hành xét nghiệm từ 5 – 9 tiếng. Trong đó gồm nhiều công đoạn như: Nhận bệnh phẩm, xử lý bệnh phẩm, tách chiết, cho vào máy chạy…

Chỉ cần xét nghiệm 1 lần là xác định được có mắc bệnh hay không 

Đối với những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương chỉ cần làm xét nghiệm 1 lần để xác định được người đó có mắc bệnh hay không.  "Một lần là có thể khẳng định được rồi" – GS.TS Đặng Đức Anh khẳng định.

Nói về khả năng các mẫu xét nghiệm cho kết quả khác nhau, ông Đặng Đức Anh cho rằng, việc đó còn tùy vào thời điểm chúng ta lấy mẫu. Ví dụ như sau 14 ngày, sau 21 ngày…

Thường thì các bệnh nhân dương tính với vi rút SARS-COv-2 sẽ được đưa vào bệnh viện để điều trị. Khi có kết quả điều trị tốt sẽ tiếp tục lấy mẫu để xét nghiệm lần 1, lần 2. Nếu 2 xét nghiệm đó cho kết quả âm tính thì bệnh nhân đó được ra viện.

Đối với các trường hợp bệnh nhân chưa có biểu hiện nhưng đã nhiễm vi rút, ông Đặng Đức Anh cho rằng chủ yếu là thời gian chúng ta lấy mẫu xét nghiệm. Thường khi nhiễm bệnh sau 3 ngày thì tải lượng vi rút mới lớn, lúc đó chúng ta thực hiện xét nghiệm sẽ cho kết quả chính xác hơn.

http://toquoc.vn/benh-nhan-mac-covid-19-phai-xet-nghiem-them-bao-nhieu-lan-thi-moi-duoc-xuat-vien-20200316163925359.htm

Cùng chuyên mục

Tạm ngừng kinh doanh thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thu hồi, xử lý thuốc vi phạm. Trong đó đề xuất quy định tạm ngừng kinh doanh, sử dụng và niêm phong bảo quản thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng.
Số ca mắc sốt rét giảm trên 20%
Năm 2024, Bộ Y tế ghi nhận 353 ca sốt rét, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước, trong đó 1/3 ca sốt rét là “nhập cảnh” và không có trường hợp tử vong, không có dịch.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống bệnh cúm, sởi
Để chủ động công tác phòng, chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan quán triệt việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức triển khai hiệu quả tiêm chủng chống dịch sởi, nhằm đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho các nhóm đối tượng, để nhanh chóng kiểm soát tình hình.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mùa
Hầu hết những người bị cúm mùa sẽ hồi phục sau vài ngày đến dưới hai tuần, nhưng một số người sẽ bị biến chứng do cúm. Những biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng và dẫn đến tử vong.

Tin mới

Không tái ký hợp đồng lao động, công ty phải báo trước bao nhiêu ngày?
Theo quy định của pháp luật, công ty phải thông báo trước bao lâu về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được biết? Trường hợp, mai hết hạn hợp đồng lao động nhưng nay công ty mới thông báo cho người lao động về việc không ký tiếp hợp đồng thì có được hay không?
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào?