Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 07/02/2025 15:28 (GMT+7)

Bộ Y tế ban hành quy định về đăng ký ghép mô, bộ phận cơ thể người

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 48/2024/TT-BYT quy định về đăng ký ghép và nguyên tắc điều phối lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể ở người hiến sau khi chết.

Thông tư 48/2024/TT-BYT quy định về đăng ký ghép mô, bộ phận cơ thể người, nguyên tắc điều phối lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể ở người hiến sau khi chết. Trường hợp chẩn đoán xác định người bệnh có chỉ định và có nguyện vọng ghép mô, bộ phận cơ thể người, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm cung cấp thông tin về các bệnh viện ghép để người bệnh lựa chọn bệnh viện ghép.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Người bệnh được chỉ định và có nguyện vọng ghép mô, bộ phận cơ thể người phải làm đơn đăng ký ghép mô, bộ phận cơ thể người gửi bệnh viện ghép. Mẫu đơn đăng ký ghép mô, bộ phận cơ thể người quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 48/2024/TT-BYT.

Trường hợp người bệnh muốn hủy bỏ đăng ký ghép mô, bộ phận cơ thể người tại bất kỳ thời điểm nào, người bệnh làm đơn hủy bỏ đăng ký ghép mô, bộ phận cơ thể người gửi đến bệnh viện ghép nơi người đó gửi đơn. Mẫu đơn hủy bỏ đăng ký ghép mô, bộ phận cơ thể người quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 48/2024/TT-BYT.

Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký ghép mô, bộ phận cơ thể người, bệnh viện ghép có trách nhiệm: Thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh và theo dõi tình trạng của người bệnh. Khi người bệnh đáp ứng tiêu chí chuyên môn trong tuyển chọn người nhận mô, bộ phận cơ thể người theo hướng dẫn của Bộ Y tế, bệnh viện ghép lập thông tin người bệnh vào danh sách chờ ghép mô, bộ phận cơ thể người của bệnh viện ghép và danh sách chờ ghép mô, bộ phận cơ thể người của quốc gia.

Ngoài ra, về nguyên tắc điều phối lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể ở người hiến sau khi chết, Thông tư 48/2024/TT-BYT quy định, ngoài việc đáp ứng các nguyên tắc quy định tại Điều 37 của Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, việc điều phối ghép mô, bộ phận cơ thể người phải tuân thủ thêm các nguyên tắc sau: Khoảng cách địa lý, thời gian đi lại từ cơ sở y tế nơi có người bệnh có tiềm năng chết não và cơ sở y tế ghép mô, bộ phận cơ thể người. Nguyện vọng của người hiến hoặc gia đình người hiến mô, bộ phận cơ thể người, trừ trường hợp nguyện vọng đó không phù hợp với quy định của pháp luật.

Thông tư 48/2024/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/3/2025.

Cùng chuyên mục

Bộ Y tế khuyến cáo người dân phòng chống bệnh sởi
Trước tình hình dịch sởi gia tăng ở nhiều địa phương, Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) cảnh báo: Bệnh sởi là bệnh lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm. Bệnh lây qua không khí khi người bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi và chỉ có thể cắt đứt sự lây truyền khi miễn dịch cộng đồng đạt ít nhất 95%.
Đối tượng dễ mắc bệnh khi giao mùa, cách phòng tránh hiệu quả
Khi giao mùa, thời tiết chuyển đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hay từ ẩm sang khô có thể trở thành tác nhân gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt, một số đối tượng nhất định dễ bị ảnh hưởng hơn cả. Vậy ai là đối tượng dễ mắc bệnh khi giao mùa?
Cách khám bệnh không cần mang theo thẻ BHYT
Khi đi khám chữa bệnh, người dân không còn phải lo lắng về việc quên mang theo thẻ bảo hiểm y tế giấy. Thay vào đó, người dân có thể sử dụng Căn cước công dân, hoặc có thể dùng ứng dựng VNeID hay ứng dụng VssID.

Tin mới

Bộ Y tế khuyến cáo người dân phòng chống bệnh sởi
Trước tình hình dịch sởi gia tăng ở nhiều địa phương, Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) cảnh báo: Bệnh sởi là bệnh lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm. Bệnh lây qua không khí khi người bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi và chỉ có thể cắt đứt sự lây truyền khi miễn dịch cộng đồng đạt ít nhất 95%.