Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 08/08/2022 14:00 (GMT+7)

Bộ Y tế lập 4 đoàn kiểm tra việc cung ứng, sử dụng thuốc, vật tư y tế

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa ký quyết định lập 4 đoàn kiểm tra, khảo sát tình hình cung ứng, sử dụng thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Theo quyết định này, đoàn số 1 sẽ kiểm tra, khảo sát tình hình cung ứng, sử dụng thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh vùng đồng bằng sông Hồng, vùng trung du và miền núi phía Bắc (25 tỉnh, thành phố) do PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh làm trưởng đoàn;

Đoàn số 2 kiểm tra vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung (14 tỉnh, thành phố) do TS Cao Hưng Thái – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh làm trưởng đoàn;

Đoàn số 3 kiểm tra vùng Tây Nguyên và Đông nam bộ (11 tỉnh, thành phố), do TS Vương Ánh Dương, - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh làm trưởng đoàn;

Đoàn số 4 kiểm tra vùng đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh, thành), do TS Nguyễn Trọng Khoa - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh làm trưởng đoàn.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ.

Theo quyết định của Bộ Y tế, các đoàn kiểm sẽ tra lập danh sách các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và các tỉnh, thành phố; lựa chọn kiểm tra 1-2 bệnh viện trực thuộc Bộ (đa khoa - chuyên khoa. Với vùng Tây Nguyên chưa có bệnh viện trực thuộc Bộ nên chọn thay thế bằng bệnh viện vùng Tây Nguyên;

Lựa chọn 1 – 2 bệnh viện tỉnh trong vùng (ưu tiên chọn các tỉnh vùng khó khăn; Mỗi đoàn sẽ kiểm tra ít nhất 1 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, 1 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh và 1 bệnh viện/trung tâm y tế huyện.

Việc kiểm tra nhằm khảo sát tình hình cung ứng, sử dụng thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh và khảo sát, ghi nhận tác động của việc thiếu hụt này tới chất lượng khám chữa bệnh, sự hài lòng của người dân, nhân viên y tế;

Đồng thời xác định khó khăn, vướng mắc mang tính chất khách quan, chủ quan và đề xuất giải pháp ngắn hạn và dài hạn cho cơ quan quản lý trung ương, địa phương để khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế.

Theo Tờ trình của Bộ Y tế gửi Thủ tướng đề xuất ban hành nghị quyết về việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho biết, qua báo cáo của các địa phương, đơn vị tình trạng thiếu thuốc, thiết bị, vật tư y tế đang diễn ra tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh, ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Cụ thể, có 28/34 sở y tế và 12/21 bệnh viện tuyến trung ương báo cáo có tình trạng thiếu thuốc. Các loại thuốc thiếu gồm thuốc kháng sinh dự trữ dùng để điều trị bệnh nhân nặng, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, một số thuốc tim mạch, điều trị tăng huyết áp, thuốc điều trị sốt xuất huyết, thuốc nhãn khoa, vị thuốc cổ truyền.

26/34 sở y tế và 15/21 bệnh viện tuyến trung ương báo cáo có tình trạng thiếu vật tư tiêu hao, hóa chất. 14/34 sở y tế và 8/21 bệnh viện tuyến trung ương báo cáo có tình trạng thiếu trang thiết bị y tế.

Vì thế, nhằm kịp thời tháo gỡ các khó khăn, Bộ Y tế đề xuất một số nội dung trong dự thảo nghị quyết về việc đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư y tế phục vụ công tác chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân.

Với quy định "Không được mua bán trang thiết bị y tế khi chưa có giá công khai và không được mua cao hơn giá công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế tại thời điểm mua bán", Bộ Y tế đề xuất ghi rõ thời điểm mua sắm, đấu thầu được xác định là thời điểm phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Điều này cũng tương tự với việc mua sắm, đấu thầu thuốc.

Trong dự thảo, Bộ cũng đề nghị làm rõ số đăng ký lưu hành với các thuốc được Bộ Y tế công bố bắt đầu có hiệu lực từ thời điểm nào, quy định về rà soát, công bố giá thuốc kê khai…

Ngoài ra, dự thảo còn có nội dung liên quan đến thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Trong đó có đề xuất cho phép tiếp tục thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế của các dịch vụ kỹ thuật thực hiện bằng các máy cho mượn hoặc đặt theo kết quả lựa chọn nhà thầu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt...

Cùng chuyên mục

Những lầm tưởng về thực phẩm bổ sung sức khỏe
Thực phẩm bổ sung sức khỏe đã trở thành xu hướng phổ biến trong cuộc sống hiện đại, nhưng đi kèm với nó là rất nhiều lầm tưởng nghiêm trọng về tính an toàn và hiệu quả. Vì vậy, bạn cần lưu ý rằng tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào là vô cùng cần thiết.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân phòng chống bệnh sởi
Trước tình hình dịch sởi gia tăng ở nhiều địa phương, Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) cảnh báo: Bệnh sởi là bệnh lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm. Bệnh lây qua không khí khi người bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi và chỉ có thể cắt đứt sự lây truyền khi miễn dịch cộng đồng đạt ít nhất 95%.
Đối tượng dễ mắc bệnh khi giao mùa, cách phòng tránh hiệu quả
Khi giao mùa, thời tiết chuyển đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hay từ ẩm sang khô có thể trở thành tác nhân gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt, một số đối tượng nhất định dễ bị ảnh hưởng hơn cả. Vậy ai là đối tượng dễ mắc bệnh khi giao mùa?
Cách khám bệnh không cần mang theo thẻ BHYT
Khi đi khám chữa bệnh, người dân không còn phải lo lắng về việc quên mang theo thẻ bảo hiểm y tế giấy. Thay vào đó, người dân có thể sử dụng Căn cước công dân, hoặc có thể dùng ứng dựng VNeID hay ứng dụng VssID.

Tin mới

Khám chữa bệnh ngày thứ 7, chủ nhật có được BHYT thanh toán không?
Khi khám bệnh vào ngày thứ bảy, chủ nhật đối với các bệnh viện có tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) vào ngày nghỉ thì người có BHYT vẫn sẽ được chi trả trong phạm vi được hưởng và mức hưởng BHYT. Đối với các bệnh viện không tổ chức khám chữa bệnh vào thứ bảy, chủ nhật thì được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh của BHYT trong trường hợp cấp cứu tại khoản 4, Điều 11, Thông tư 40/2015/TT-BYT.