Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 02/12/2022 20:14 (GMT+7)

Cả nước có 635 ca mắc COVID-19 mới, Bộ Y tế cập nhật thông tin về các biến chủng

Chiều 2/12, Bộ Y tế cho biết, số mắc COVID-19 trong ngày đã tăng lên 635 ca, là số mắc cao nhất trong 3 tuần qua; không ghi nhận bệnh nhân COVID-19 tử vong.

Cả nước có 635 ca mắc COVID-19 mới, Bộ Y tế cập nhật thông tin về các biến chủng

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.517.124 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tiêu chí số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.389 ca nhiễm).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 145 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 10.608.722 ca.

Số bệnh nhân đang thở ô xy là 80 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 65 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 5 ca; Thở máy xâm lấn: 10 ca.

Trong ngày không ghi nhận ca tử vong.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.176 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong của Việt Nam xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong/1 triệu dân xếp thứ 139/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 21/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 3 ASEAN).

Trong ngày 1/12 có 87.588 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 264.635.919 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.070.770 liều: Mũi 1 là 71.078.546 liều; Mũi 2 là 68.685.792 liều; Mũi bổ sung là 14.500.285 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 51.619.091 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 17.187.056 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.811.946 liều: Mũi 1 là 9.126.490 liều; Mũi 2 là 8.944.425 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.741.031 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 17.753.203 liều: Mũi 1 là 10.144.269 liều; Mũi 2 là 7.608.934 liều.

Tính đến ngày 29/11, thế giới đã ghi nhận hơn 647 triệu ca mắc COVID-19, trên 6,63 triệu ca tử vong. 2 biến thể phụ mới của Omicron là XBB đã có ở 35 quốc gia và BQ.1 đã xuất hiện ở 65 quốc gia. Tổ chức Y tế thế giới đang tiếp tục giám sát chặt chẽ 2 biến thể này và khuyến cáo các quốc gia cần nâng cao cảnh giác.

Như vậy, tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, chưa ổn định và khó dự đoán; miễn dịch đáp ứng do mắc phải hoặc tiêm chủng giảm dần theo thời gian; virus SARS-CoV-2 liên tục có sự biến đổi với các biến thể mới, biến thể phụ của virus có khả năng lây lan nhanh, tránh được miễn dịch, giảm hiệu quả điều trị.

Ở nước ta, biến chủng Omicron đã chiếm ưu thế ở một số tỉnh, thành phố và đã ghi nhận các trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.4, BA.5 và BA.2.75. Tỷ lệ tiêm vaccine mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên, tiêm đủ 2 mũi cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi ở một số địa phương còn chưa đạt yêu cầu.

Bộ Y tế đã giao các đơn vị chức năng tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch, sự xuất hiện của các biến chủng mới; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để cập nhật thông tin kịp thời, chính xác về các biến chủng.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên và tăng cường tiêm chủng phòng COVID-19 cho trẻ em theo mục tiêu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.

Cùng chuyên mục

Yêu cầu truy xuất tận gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc 37 người
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc khiến 37 người nhập viện sau ăn bánh mì; truy xuất đến tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân...
Nghiên cứu thành công vaccine "đa năng" chống nhiều loại ung thư
Các nhà khoa học tại Đại học Tufts của Mỹ vừa công bố bước tiến vượt bậc trong cuộc chiến chống ung thư: một loại vaccine mới có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, giúp cơ thể chống lại nhiều loại khối u ác tính nguy hiểm.
Tổn thương đốt sống cổ vì sử dụng điện thoại quá nhiều
Với thói quen thường xuyên sử dụng điện thoại hơn 8 giờ mỗi ngày, anh An (38 tuổi) đã phải nhập viện vì bị yếu tay chân phải, đau nhiều ở cổ vai gáy và lưng, khó thực hiện các hoạt động khiêng vác nặng hoặc cần sự tỉ mỉ như cài nút áo, cầm đũa.

Tin mới