Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ hai, 06/05/2024 07:57 (GMT+7)

Các dấu hiệu và cách xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm

Người dân dễ dàng nhận biết ngộ độc thực phẩm qua nhiều dấu hiệu. Tùy mức độ nặng nhẹ mà ngộ độc thực phẩm gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh như thế nào.

Người dân dễ dàng nhận biết ngộ độc thực phẩm qua nhiều dấu hiệu. Tùy mức độ nặng nhẹ mà ngộ độc thực phẩm gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh như thế nào.

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm nặng nhẹ, mau khỏi hay không phụ thuộc vào nhiều tác nhân gây nên như lượng chất độc ăn phải, loại ký sinh trùng và sức khỏe từng người.

Các dấu hiệu và cách xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm
Các dấu hiệu nhận biết bị ngộ độc thực phẩm.

Ngộ độc thực phẩm có thể xuất hiện sau vài giờ hoặc đến vài ngày. Có nhiều dấu hiệu nhận biết từ nhẹ đến nặng, một số triệu chứng thường gặp như đau bụng, nôn, sốt hay tiêu chảy. Những dấu hiệu này cũng rất dễ nhầm với bệnh lí tiêu hóa khác như viêm dạ dày, viêm ruột thừa... Nếu tình trạng ngộ độc kéo dài 24 giờ rất dễ xảy ra nhiễm trùng huyết.

Đau bụng là một trong những biểu hiện đầu tiên thường gặp, các vi sinh vật gây hại tạo ra độc tố gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột dẫn đến viêm đau dạ dày. Từ đó dẫn đến sự co thắt cơ dạ dày vùng quanh rốn để tăng tốc độ chuyển động tự nhiên của ống tiêu hóa, nhằm loại bỏ ký sinh trùng càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên triệu chứng đau bụng đơn lẻ vẫn chưa đủ điều kiện để kết luận đã bị ngộ độc thực phẩm.

Tiêu chảy cũng là dấu hiệu phổ biến, đi ngoài phân lỏng trên 3 lần trong vòng 24 giờ. Đây là một triệu chứng trúng thực điển hình xảy ra khi tình trạng viêm kéo dài, ruột làm việc kém hiệu quả trong quá trình hấp thu nước và chất lỏng khác tiết ra trong quá trình tiêu hóa. Tình trạng tiêu chảy cũng đi kèm với một triệu chứng đầy hơi, nóng bụng nặng hơn là tụt huyết áp.

Khi bị ngộ độc, để biết được cơ thể có bị mất nước hay không, hãy theo dõi màu nước tiểu. Bình thường màu nước tiểu sẽ là vàng nhạt hoặc màu trong, nếu nước tiểu sẫm màu hơn, lượng nước tiểu ít đi, cảm giác luôn khát nước và môi khô là dấu hiệu bản thân đang bị mất nước nghiêm trọng.

Đau đầu, chóng mặt cũng là một biểu hiện của ngộ độc thực phẩm. Triệu chứng này sẽ xảy ra khi bệnh nhân bị mất nước và sốt, tiêu chảy. Trong thực tế, nhiều người sẽ gặp tình trạng nôn mửa kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngộ độc thực phẩm tuy không đe dọa tính mạng, nhưng có thể trở nặng nếu điều trị không đúng cách. Nếu các triệu chứng kéo dài, người dân cần tới cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết bị ngộ độc thực phẩm
(Ảnh minh họa),

Khi phát hiện cơ thể có biểu hiện ngộ độc thực phẩm trước tiên cần bình tĩnh để thực hiện biện pháp sơ cứu tạm thời nhằm bảo đảm an toàn cho sức khỏe.

- Gây nôn: rửa sạch ngón trỏ ép vào góc lưỡi để kích thích nôn thức ăn ra khỏi dạ dày, nôn được càng nhiều thì càng hạn chế được độc tố lan sâu vào cơ thể. Khi gây nôn cần chú ý:

+ Để người bệnh nằm tư thế nghiêng, đầu kê cao để chất độc nôn ra không trào ngược vào phổi và hạn chế nguy hiểm do ngạt thở, do sặc.

+ Nếu có thể, hãy giữ lại mẫu thực phẩm nôn ra trong dụng cụ đã được vệ sinh sạch sẽ để xác định nguyên nhân gây ngộ độc.

- Bù nước: tiêu chảy và nôn do bị ngộ độc thực phẩm có thể gây mất nước nên người bệnh cần được bù nước bằng dung dịch oresol pha đúng tỷ lệ được chỉ dẫn. Tuyệt đối không dùng dung dịch oresol pha sẵn, không đun sôi, không dùng dung dịch đã pha trên 24 giờ.

- Cấp cứu: người bệnh có biểu hiện ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng như rối loạn ý thức, co giật, suy hô hấp tuyệt đối không được gây nôn để bảo đảm an toàn cho tính mạng mà cần được đưa đến bệnh viện để cấp cứu ngay.

Cùng chuyên mục

Một số món ăn nhẹ có ích cho người bệnh đái tháo đường
Chúng ta biết, việc ăn đúng giúp chế độ duy trì được lượng đường máu phù hợp, không gây thừa đường, gây nhiễm độc đường hoặc không gây ra hạ đường máu do thực hiện chế độ ăn khắc khổ, thiếu năng lượng. Người bệnh đái tháo đường nên ăn chính vào bữa ăn sáng, trung bình vào bữa ăn trưa, ăn nhẹ vào bữa ăn tối (mức độ dựa vào lượng tinh bột - mức carbohydrates). Với bữa ăn phụ cần hợp lý với giai đoạn bệnh, nghề nghiệp và thói quen dinh dưỡng.
Hơn 500 bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai được chủ cửa hàng bánh mì thanh toán viện phí
Liên quan vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại cửa hàng bánh mì B. (phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh) khiến hơn 500 bệnh nhân nhập viện cấp cứu, ngày 16/5, ông Tăng Quốc Lập, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Long Khánh (Đồng Nai) cho biết, bước đầu chủ cơ sở bánh mì đã khắc phục hậu quả, thanh toán hơn 580 triệu đồng viện phí cho các bệnh nhân.

Tin mới