Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Chủ nhật, 14/07/2024 07:27 (GMT+7)

Cách tính thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục

Thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục là thời gian 05 năm sử dụng, kéo dài liên tục ghi trên thẻ bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước.

Cách tính thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục
Ảnh minh họa.

Tại chương trình giao lưu trực tuyến về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, nhiều người lao động quan tâm đến các quyền lợi khi đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, đặc biệt là khi tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục.

Thông tin về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết khoản 5, Điều 12, Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế, quy định thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục là thời gian sử dụng ghi trên bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp lần trước. Trường hợp gián đoạn tối đa không được quá 3 tháng.

Như vậy, nếu thời gian tham gia bảo hiểm y tế gián đoạn không quá 3 tháng thì được tính là liên tục.

Về quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế đủ 5 năm liên tục, căn cứ theo điểm c, khoản 1, Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014, người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi đã đóng bảo hiểm y tế đủ 5 năm liên tục, và có “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm”.

Để được cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm”, người khám chữa bệnh cần phải thỏa mãn 02 điều kiện, đó là đã tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên.

Đồng thời, có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh đúng tuyến trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở. Mức lương cơ sở mới sau khi điều chỉnh là 2,34 triệu đồng/tháng, áp dụng từ ngày 01/7/2024.

Liên quan đến việc thanh toán các chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo mức lương cơ sở mới, Bộ Y tế đã có Công văn số 3687/BYT-BH hướng dẫn áp dụng mức lương cơ sở theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo đó, số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở để cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm” được tính như sau:

Trường hợp từ 1/1/2024 đến trước ngày 01/7/2024, nếu đã tích lũy số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế từ đủ 06 tháng lương cơ sở, tương đương với 10,8 triệu đồng (theo mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng), thì không phải tiếp tục tích lũy số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế nữa.

Trường hợp từ ngày 01/7/2024, nếu chưa tích lũy số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế từ đủ 06 tháng lương cơ sở, tương đương với 10,8 triệu đồng (theo mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng), thì số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cần tích lũy được xác định như sau:

Cách tính thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng lưu ý, khi đã được cấp “Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm”, thì người tham gia bảo hiểm y tế sẽ không phải tiếp tục áp dụng cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh đến hết năm dương lịch.

Cùng chuyên mục

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Mỗi cá nhân được cấp một mã số BHXH và mã số BHYT
Theo BHXH Việt Nam, thông qua việc kết nối, xác thực và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, sẽ đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có một mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), một mã thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...

Tin mới