Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 25/04/2023 13:02 (GMT+7)

Cách tính trợ cấp bảo hiểm xã hội thai sản mới nhất từ ngày 1/7/2023

Từ 1/7/2023, với lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng, mức trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nuôi con nuôi của người lao động cũng sẽ là 3,6 triệu đồng cho mỗi con.

Theo Nghị quyết của Quốc hội, từ ngày 1/7/2023, tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng, theo đó các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội cũng sẽ thay đổi.

Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội thai sản 1 lần khi sinh con hoặc nuôi con nuôi tăng từ 1/7/2023. Cụ thể, Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội quy định: "Lao động nữ sinh con được trợ cấp 1 lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia Bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp 1 lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh cho mỗi con".

Từ 1/7/2023, với lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng, mức trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nuôi con nuôi của người lao động cũng sẽ là 3,6 triệu đồng cho mỗi con.

Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản cũng thay đổi từ 1/7/2023. Cụ thể, theo khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản của lao động nữ được tính như sau:

Mức trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau/ngày = 30% * Mức lương cơ sở

Với lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản từ 1/7/2023 là 540.000 đồng/ngày.

Ngoài ra, với việc tăng mức lương cơ sở từ 1,48 triệu lên 1,8 triệu thì một số chính sách trợ cấp cũng tăng từ ngày 1/7/2023 như: Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau sẽ tăng từ 447.000 đồng/ngày lên thành 540.000 đồng/ngày.

Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ tăng từ 7,45 triệu đồng lên 9 triệu đồng nếu suy giảm 5% khả năng lao động; sau đó cứ suy giảm thêm 1% được hưởng thêm 900.000 đồng.

Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ tăng từ 447.000 đồng/tháng lên thành 540.000 đồng/tháng nếu suy giảm 31% khả năng lao động; sau đó cứ suy giảm thêm 1% được hưởng thêm 36.000 đồng/tháng.

Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội phục vụ cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên thành 1,8 triệu đồng/tháng.

Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau điều trị thương tật, bệnh tật sẽ tăng từ 447.000 đồng/ngày lên thành 540.000 đồng/ngày.

Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ tăng từ 53,64 triệu đồng lên thành 64,8 triệu đồng.

Mức trợ cấp mai táng sẽ tăng từ 14,9 triệu đồng lên thành 18 triệu đồng.

Mức trợ cấp tuất hàng tháng tăng từ 1,043 triệu đồng/tháng lên thành 1,26 triệu đồng/tháng đối với thân nhân không có người nuôi dưỡng. Mức trợ cấp của các trường hợp còn lại sẽ tăng lên 900.000 đồng/tháng.

Cùng chuyên mục

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Mỗi cá nhân được cấp một mã số BHXH và mã số BHYT
Theo BHXH Việt Nam, thông qua việc kết nối, xác thực và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, sẽ đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có một mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), một mã thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...

Tin mới