Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 07/11/2024 07:26 (GMT+7)

Cầm cố tài khoản định danh điện tử VNeID có thể bị phạt đến 06 triệu đồng

Bộ Công an đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 144/2021/NĐ-CP, trong đó có đề xuất bổ sung nhiều mức phạt liên quan đến tài khoản định danh điện tử.

Cụ thể, dự thảo Nghị định quy định rõ mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm về cấp định danh và xác thực điện tử; sử dụng ứng dụng định danh và xác thực điện tử; quản lý dịch vụ xác thực điện tử.

Theo đó, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng đối với người nào thực hiện các hành vi: Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp tài khoản định danh điện tử (tài khoản trên ứng dụng VNeID); không thực hiện đúng quy định về việc xác thực điện tử.

Phạt tiền từ 01 đến 02 triệu đồng nếu cá nhân nào thực hiện một trong những hành vi: Chiếm đoạt, sử dụng tài khoản định danh điện tử của cá nhân; cung cấp thông tin về danh tính điện tử giả để được định danh cá nhân.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Phạt tiền từ 02 đến 04 triệu đồng nếu thực hiện một trong những hành vi: Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp tài khoản định danh điện tử; cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp tài khoản định danh điện tử; cung cấp thông tin về danh tính điện tử giả để được định danh tổ chức.

Đáng chú ý, nếu thực hiện các hành vi như: Làm giả tài khoản định danh điện tử; sử dụng tài khoản định danh điện tử giả; chiếm đoạt tài khoản định danh điện tử của tổ chức; mua, bán, thuê, cho thuê tài khoản định danh điện tử; cầm cố, nhận cầm cố, thế chấp, nhận thế chấp tài khoản định danh điện tử; mượn, cho mượn tài khoản định danh điện tử để người khác thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật thì bị phạt tiền từ 04 đến 06 triệu đồng.

Mức phạt tiền từ 06 đến 10 triệu đồng áp dụng trong trường hợp: Sử dụng tài khoản định danh điện tử vào hoạt động, giao dịch trái quy định của pháp luật; xâm phạm đến an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; can thiệp trái phép vào việc sử dụng ứng dụng định danh và xác thực điện tử của cá nhân, tổ chức...

Ngoài ra, dự thảo Nghị định cũng đề xuất mức phạt cao nhất là từ 30 đến 40 triệu đồng nếu thực hiện các hành vi: Lợi dụng hoạt động kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử xâm phạm thông tin cá nhân của người dân làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; sử dụng Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xác thực điện tử giả...

Cùng chuyên mục

Đề xuất tăng nặng mức phạt khi vượt đèn đỏ, đèn vàng từ năm 2025
Mới đây, Bộ Công an đã công bố bản dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe mới. Trong đó đáng chú ý là quy định về việc tăng mức phạt vượt đèn đỏ và đèn vàng.
Trường hợp miễn lệ phí cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước
Việc cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước vẫn liên tục nhận được sự quan tâm của người dân. Trong đó, có thông tin về việc miễn lệ phí cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước đối với một số trường hợp cụ thể. Vậy, những trường hợp đó được quy định thế nào?
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2024
Quy định mới về điều kiện thành lập hội; hình thức giám sát Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; mức phạt với hành vi xúc phạm danh dự người có thẩm quyền tố tụng... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2024.

Tin mới

Việt Nam và Hàn Quốc hợp tác chống hàng giả thương hiệu Hàn Quốc, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Ngày 7/11/2024, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp cùng Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) và Cơ quan bảo vệ Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KOIPA) tổ chức Hội thảo "Nhận diện hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ góc nhìn doanh nghiệp Hàn Quốc 2024" nhằm thảo luận và đề xuất các giải pháp nhận diện và ngăn chặn hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ tại thị trường Việt Nam.