Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ bảy, 09/03/2024 07:00 (GMT+7)

Căn cước điện tử có thay thế Thẻ căn cước để thực hiện thủ tục hành chính

Về giá trị sử dụng của căn cước điện tử, Điều 33 Luật Căn cước nêu rõ, căn cước điện tử có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào căn cước điện tử của người được cấp căn cước điện tử để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác theo nhu cầu của công dân. 

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Theo khoản 17 Điều 3 Luật Căn cước, căn cước điện tử là căn cước của công dân Việt Nam được thể hiện thông qua tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập. Mỗi công dân Việt Nam được cấp một căn cước điện tử. Căn cước điện tử có danh tính điện tử và các thông tin như nơi sinh, nơi đăng ký khai sinh, quê quán, dân tộc, tôn giáo, quốc tịch, nhóm máu, số CMND chín số, nơi thường trú, nơi tạm trú, nơi ở hiện tại, thông tin nhân dạng, nghề nghiệp…

Bên cạnh đó, các thông tin như thẻ BHYT, sổ BHXH, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn… cũng sẽ được tích hợp vào căn cước điện tử theo đề nghị của công dân. Những thông tin này phải được xác thực thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

Về giá trị sử dụng của căn cước điện tử, Điều 33 Luật Căn cước nêu rõ, căn cước điện tử có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào căn cước điện tử của người được cấp căn cước điện tử để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác theo nhu cầu của công dân.

Trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công, thực hiện các giao dịch và hoạt động khác, nếu phát hiện có sự khác nhau giữa thông tin in trên thẻ căn cước hoặc thông tin lưu trữ trong bộ phận lưu trữ được mã hóa của thẻ căn cước với thông tin trong căn cước điện tử thì cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin trong căn cước điện tử. Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có thẩm quyền cấp căn cước điện tử.

Cũng theo Luật Căn cước, căn cước điện tử bị khóa trong các trường hợp: Khi người được cấp căn cước điện tử yêu cầu khóa; Khi người được cấp căn cước điện tử vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia; Khi người được cấp căn cước điện tử bị thu hồi, bị giữ thẻ căn cước; Khi người được cấp căn cước điện tử chết; Khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan khác có thẩm quyền.

Căn cước điện tử được mở khóa khi người được cấp căn cước điện tử đã yêu cầu khóa trước đó; người được cấp căn cước điện tử vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia, đã khắc phục những vi phạm thỏa thuận; người được cấp căn cước điện tử đã bị thu hồi, bị giữ thẻ căn cước được trả lại thẻ căn cước; khi cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan khác có thẩm quyền yêu cầu mở khóa.

Khi khóa căn cước điện tử đối với trường hợp theo quy định, cơ quan quản lý căn cước phải thông báo ngay cho người bị khóa căn cước điện tử. Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có thẩm quyền khóa, mở khóa căn cước điện tử. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục khóa, mở khóa căn cước điện tử.

Cùng chuyên mục

Chưa rút BHXH mà qua đời thì có bị mất tiền đã đóng?
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, người lao động đang đóng BHXH, hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH chết thì thân nhân được hưởng chế độ tử tuất, bao gồm 02 khoản: Mai táng phí và trợ cấp tuất (trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp tuất hàng tháng).

Tin mới

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.