Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 11/12/2024 12:27 (GMT+7)

Cảnh báo mạo danh thủ quỹ trường học để lừa đảo

Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân tuyệt đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng lạ gọi đến, tránh nguy cơ bị chiếm quyền điều khiến toàn bộ thiết bị và chiếm đoạt tài sản. Không cung cấp thông tin cá nhân dưới mọi hình thức, tránh truy cập vào những đường dẫn lạ.

Mới đây, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đưa ra cảnh báo về việc gần đây xuất hiện một số đối tượng lợi dụng việc làm định danh điện tử mức độ 2 để mạo danh thủ quỹ của trường học, lừa đảo phụ huynh.

Cụ thể, theo Công an huyện Bến Lức (Long An), gần đây, có một số đối tượng mạo danh thủ quỹ của trường học và Công an huyện Bến Lức liên hệ phụ huynh học sinh yêu cầu cung cấp thông tin để làm định danh điện tử mức độ 2.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Hình thức lừa đảo trên không phải mới nhưng đã có sự biến tướng và tinh vi hơn khiến nhiều người dân vẫn bị sập bẫy. Lợi dụng sự nắm bắt chưa đầy đủ các thông tin liên quan đến việc cài đặt app VNeID, kích hoạt tài khoản định danh điện tử của một bộ phận người dân, đối tượng lừa đảo đã gọi điện, sau đó gửi đường link qua tin nhắn Zalo, Facebook... yêu cầu người dân truy cập và cài đặt phần mềm VNeID giả mạo (có giao diện giống với ứng dụng VNeID thật).

Sau khi người dân cài đặt ứng dụng VNeID giả mạo được cấp quyền truy cập mức cao, bao gồm cả đọc dữ liệu cá nhân và đọc tin nhắn chứa mã OTP…, đối tượng sẽ kiểm soát được ứng dụng tài khoản ngân hàng và thực hiện lệnh chuyển tiền trên điện thoại nạn nhân để chiếm đoạt tài sản.

Sau khi người dân cài đặt ứng dụng VNeID giả mạo được cấp quyền truy cập mức cao, bao gồm cả đọc dữ liệu cá nhân và đọc tin nhắn chứa mã OTP…, đối tượng sẽ kiểm soát được ứng dụng tài khoản ngân hàng và thực hiện lệnh chuyển tiền trên điện thoại nạn nhân, để chiếm đoạt tài sản.

Trước chiêu trò tinh vi này, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân tuyệt đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng lạ gọi đến, tránh nguy cơ bị chiếm quyền điều khiến toàn bộ thiết bị và chiếm đoạt tài sản.

Không cung cấp thông tin cá nhân dưới mọi hình thức, tránh truy cập vào những đường dẫn lạ. Thực hiện xác minh danh tính của đối tượng và thông tin được đối tượng yêu cầu thông qua kênh thông tin chính thống.

Khi gặp các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần kịp thời trình báo cơ quan công an để ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật.

Cùng chuyên mục

Hình ảnh của Mr.Pips sau khi bị bắt gây chú ý
Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phó Đức Nam (tức Tiktoker Mr.Pips, sinh năm 1994 ở Bà Rịa - Vũng Tàu), Lê Khắc Ngọ (tức Mr Hunter, sinh năm 1990 ở Hà Nội) và 24 người khác về các tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "không tố giác tội phạm" và "rửa tiền".

Tin mới

Top thực phẩm nên ăn nhiều vào mùa đông
Khi nhiệt độ giảm, quá trình trao đổi chất sẽ chậm lại để tiết kiệm năng lượng và giữ ấm cơ thể. Một số thực phẩm có thể giúp tăng cường trao đổi chất và giúp bạn năng động suốt cả ngày. Các chất dinh dưỡng làm tăng sinh nhiệt do quá trình chuyển đổi calo thành nhiệt khiến bạn cảm thấy ấm hơn từ trong ra ngoài.
Cảnh báo mạo danh thủ quỹ trường học để lừa đảo
Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân tuyệt đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng lạ gọi đến, tránh nguy cơ bị chiếm quyền điều khiến toàn bộ thiết bị và chiếm đoạt tài sản. Không cung cấp thông tin cá nhân dưới mọi hình thức, tránh truy cập vào những đường dẫn lạ.
Hình ảnh của Mr.Pips sau khi bị bắt gây chú ý
Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phó Đức Nam (tức Tiktoker Mr.Pips, sinh năm 1994 ở Bà Rịa - Vũng Tàu), Lê Khắc Ngọ (tức Mr Hunter, sinh năm 1990 ở Hà Nội) và 24 người khác về các tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "không tố giác tội phạm" và "rửa tiền".