Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ bảy, 11/04/2020 02:30 (GMT+7)

'Cát tặc' lại hoành hành giữa mùa dịch Covid-19 tại Vĩnh Phúc

Lúc lén lút, lúc lộ thiên, các tàu cát chỉ chực chờ cơ hội là vươn “vòi bạch tuộc” cắm sâu xuống lòng sông hút cát.

Liên tiếp thời gian gần đây, hàng loạt tàu cát liên tục quần thảo tại khu vực sông Lô, sông Phó Đáy thuộc tỉnh Vĩnh Phúc khiến người dân không khỏi bất bình. Nguy hiểm hơn, nhiều tàu khai thác sẵn sàng hút cát ngay cách UBND xã chỉ chừng vài chục bước chân. 

Các tàu cát chỉ chực chờ cơ hội là vươn “vòi bạch tuộc” cắm sâu xuống lòng sông hút cát

Khi tỉnh Phú Thọ ra văn bản yêu cầu dừng tất cả các điểm làm cát trên sông Lô thì Vĩnh Phúc lại bắt đầu trở thành “điểm nóng”. Chúng tôi nói như vậy không có nghĩa phủ nhận những động thái cương quyết của chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc khi dẹp nạn cát tặc, tuy nhiên với nhiều “chiêu trò” tinh vi của của “cát tặc”, các cấp chính quyền địa phương như huyện Sông Lô, huyện Lập Thạch dường như “đánh trống, bỏ dù”.

Tại Vĩnh Phúc tới thời điểm này, công ty Phúc Lợi được UBND tỉnh Vĩnh Phúc “ưu ái” nhất khi cấp quyền khai thác cát tại xã Bạch Lưu. Điều này khiến rộ lên luồng dư luận về quan hệ “Vip” chống lưng để công ty Phúc Lợi Hà Nội tung hoành ngang dọc.

Ghi nhận thực tế vào chiều ngày 10/4/2020 khu vực xã Bạch Lưu bất ngờ bị sạt lở nghiêm trọng, toàn bộ kè khu vực chống sạt bị cuốn trôi theo dòng nước. Người dân nơi đây cho rằng do các tàu hút cát đã đánh “thuổng” mất chân kè.

Chúng tôi đã ghi nhận và thực sự lo ngại về tình trạng sạt lở tại mỏ mà công ty Phúc Lợi Hà Nội khai thác. Không rõ khi đồng ý cho công ty Phúc Lợi khai thác trở lại, các cấp ngành tỉnh Vĩnh Phúc đã kiểm tra rà soát đầy đủ các “thủ tục” để Phúc Lợi khai thác hay chưa?.

Qúa trình hoạt động khai thác cát sỏi của Công ty này có đúng với quy định của pháp luật hay không? Việc khai thác cát sỏi của Công ty gây sạt lở đất canh tác của người dân, các cấp chính quyền huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc có hướng xử lý như thế nào? Có lẽ vẫn chỉ là câu hỏi để hỏi.

Nhiều tuyến kè sạt lở, bờ xôi ruộng mật nằm im lìm dưới đáy sông

20h tối 10/4 tại khu vực xã Tứ Yên huyện Sông Lô bỗng dưng xuất hiện một số “tàu lạ” đèn điện sáng trưng hút cát. Theo nghi nhận tại khu vực Tứ Yên có ít nhất 3 tàu hút cát. Nhiều nguồn tin khẳng định, các tàu này chỉ hoạt động vào ban đêm vừa tránh được cơ quan chức năng kiểm tra vừa đảm bảo độ “an toàn” không bị soi mói?.

Điều đáng nói, thời điểm Phóng viên sau khi tác nghiệp trở lại khu vực tập kế để đảm bảo độ an toàn thì xuất hiện một số công an viên của xã Tứ Yên xin gặp để nói chuyện. Theo lời vị công an xã này thì đơn vị tuần tra thường xuyên và không có chuyện “cát tặc” khai thác?. Khi Phóng viên hỏi lại sao hôm nay lại có khai thác thì vị này không nói gì và bỏ đi.

Được biết cách đó chừng hơn 2km có trạm CSGT đường thủy tỉnh Vĩnh Phúc thường xuyên tuần tra kiểm soát trên dòng sông Lô.

Ngày 8/4 tại khu vực xã Việt Xuân huyện Lập Thạch cũng xuất hiện một tàu khai thác cát, khi phóng viên trực tiếp ghi hình thì lập tức mọi hoạt động của tàu này dừng nghỉ. Cũng tại thời điểm này, khi phóng viên trở lại giao điểm sông Phó Đáy bất ngờ phát hiện 2 chiếc tàu hút múc cát “điềm nhiên” hút vét dọc sông.

Khi Phóng viên xuống dưới mép sông khi hình thì xuất hiện một người đàn ông lạ “xăm trổ” ngồi trên xe máy canh chừng mọi hoạt động của phóng viên. Một nguồn tin cho biết đây là tàu hút cát của một người tên V. có “thâm niên” trong “ngành cát” tại huyện Vĩnh Tường?.

Hoạt động khai thác trở nên rầm rộ những ngày gần đây

Ngày 26/3 tại khu vực xã Sơn Đông, xuất hiện 2 tàu khai thác cát. Điều đáng nói các tàu cát này khi thác rầm rộ ngay trước UBND xã Sơn Đông chỉ cách vài bước chân. Tại buổi làm việc với UBND xã Sơn Đông, Ông Khoa, Trưởng công an xã Sơn Đông cho rằng, mình mới về nhận chức nên chưa nắm rõ được tình hình. Các cán bộ xã Sơn Đông thì cho rằng “rất khó để bắt cát tặc”.

Vì sao hàng loạt các tàu cát ngang nhiên hoạt động, bí ẩn về những “quan hệ to” đang diễn ra như thế nào?. Chúng tôi sẽ đề cập trở lại trong bài viết tiếp theo.

Cùng chuyên mục

Ngành Sư phạm và Y dược dự kiến nâng tiêu chuẩn đầu vào ra sao?
Mới đây, Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025. Trong đó, Bộ điều chỉnh quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) các ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.

Tin mới