Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 14/01/2022 07:25 (GMT+7)

'Cậu nhỏ' ngắn lại khoảng 4cm sau khi mắc Covid-19

Các bác sĩ cảnh báo rằng, hậu quả với "cậu nhỏ" của người đàn ông này có thể không thể thay đổi được.

Theo tờ the Mirror, một người đàn ông ở Mỹ, khoảng 30 tuổi chia sẻ với các bác sĩ, trước khi mắc Covid-19, "cậu nhỏ" của anh này ở trên mức trung bình.

Đến tháng 7/2021, anh nhiễm Covid-19 và trở nặng. Sau khi xuất viện, người đàn ông bị rối loạn cương dương. Tình hình dần được cải thiện sau khi tôi đi khám. Tuy nhiên, người đàn ông này lại gặp một vấn đề kéo dài hơn, cụ thể, dương vật của anh ta bị ngắn đi gần 4cm.

Đáng chú ý, các bác sĩ cảnh báo rằng, hậu quả với "cậu nhỏ" của anh ta có thể không thể thay đổi được.

'Cậu nhỏ' ngắn lại khoảng 4cm sau khi mắc Covid-19 Ảnh 1
Ảnh minh họa

Một nghiên cứu của Đại học College London thực hiện với 3.400 người cho thấy, triệu chứng này hiếm gặp trong số 200 người mắc chứng Covid-19 kéo dài.

Phát biểu trên tờ News.com.au, Bác sĩ tiết niệu Ashley Winter cho biết, "cậu nhỏ" có nguy cơ nhỏ hơn nếu nguyên nhân gây rối loạn cương dương xảy ra do yếu tố thể chất, chẳng hạn như ung thư.

Kích cỡ của bộ phận sẽ không bị tác động nếu rối loạn cương dương do vấn đề tâm lý (lo lắng về khả năng hoạt động tình dục hoặc trầm cảm).

Như vậy, trường hợp của người đàn ông được xác định, virus SARS-CoV-2 có thể xâm nhập và gây tổn thương các mạch máu của dương vật, gây rối loạn cương dương. Tuy nhiên, Covid-19 không lây lan qua đường quan hệ tình dục.

Theo các chuyên gia, những người đàn ông rơi vào tình trạng tương tự vẫn còn hy vọng, bởi trong y khoa có những phương pháp điều trị rối loạn cương dương, có thể giúp họ phục hồi sau trải nghiệm đau thương.

Cùng chuyên mục

Tạm ngừng kinh doanh thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thu hồi, xử lý thuốc vi phạm. Trong đó đề xuất quy định tạm ngừng kinh doanh, sử dụng và niêm phong bảo quản thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng.
Số ca mắc sốt rét giảm trên 20%
Năm 2024, Bộ Y tế ghi nhận 353 ca sốt rét, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước, trong đó 1/3 ca sốt rét là “nhập cảnh” và không có trường hợp tử vong, không có dịch.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống bệnh cúm, sởi
Để chủ động công tác phòng, chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan quán triệt việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức triển khai hiệu quả tiêm chủng chống dịch sởi, nhằm đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho các nhóm đối tượng, để nhanh chóng kiểm soát tình hình.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mùa
Hầu hết những người bị cúm mùa sẽ hồi phục sau vài ngày đến dưới hai tuần, nhưng một số người sẽ bị biến chứng do cúm. Những biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng và dẫn đến tử vong.

Tin mới