Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 22/03/2024 08:12 (GMT+7)

Chính phủ yêu cầu thanh tra công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa

Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT)kiểm tra, thanh tra công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa; quá trình biên soạn, thẩm định, xuất bản, in, phát hành, lựa chọn sách giáo khoa, sử dụng chi phí phát hành.

Chính phủ yêu cầu thanh tra công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa
Ảnh minh hoạ.

Ngày 20/3, Chính phủ ban hành Nghị quyết 32/NQ-CP về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Kế hoạch nhằm thống nhất chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương trong việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15, tạo sự chuyển biến tích cực trong việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Bên cạnh đó, cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15 và các kiến nghị tại Báo cáo số 584/BC-ĐGS ngày 11/8/2023 của Đoàn giám sát chuyên đề về việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13, Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; xác định cụ thể các nội dung công việc, sản phẩm hoàn thành, cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, lộ trình và tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ.

Tại Nghị quyết 32/NQ-CP, Chính phủ đã giao Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản hướng dẫn về phương pháp định giá sách giáo khoa, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ chi phí xuất bản, phát hành để giảm giá sách giáo khoa. Sửa đổi, bổ sung quy định về thực nghiệm, phê duyệt và lựa chọn sách giáo khoa.

Bên cạnh đó, sau khi kết thúc năm học 2024-2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành tổng kết đánh giá việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Qua đó, tổng kết đánh giá việc xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa và báo cáo Chính phủ trình Quốc hội về việc sử dụng ngân sách nhà nước biên soạn một bộ sách giáo khoa theo quy định tại Nghị quyết số 88 của Quốc hội trong năm 2025.

Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải thực hiện kiểm tra, thanh tra công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa; quá trình biên soạn, thẩm định, xuất bản, in, phát hành, lựa chọn sách giáo khoa, sử dụng chi phí phát hành sách giáo khoa trên phạm vi toàn quốc...

Cùng chuyên mục

Hà Nội: Sẵn sàng triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học
Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học nhằm thực hiện kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ.
Yên Bái: Tạm đình chỉ công tác giáo viên đánh học sinh lớp 1
Chiều 21/4, ông Nguyễn Anh Thủy, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) thông tin: Sau khi nhận được thông tin phản ánh vụ việc cô giáo đánh học sinh lớp 1 tại Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học La Pán Tẩn, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã khẩn trương chỉ đạo làm rõ.
Đề xuất quy định mới về tiêu chuẩn cơ sở vật chất trường mầm non
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT.

Tin mới

Hà Nội: Sẵn sàng triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học
Ngày 26/4, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn, triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học nhằm thực hiện kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ.