Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 30/06/2022 11:30 (GMT+7)

Chính sách mới về lao động - tiền lương có hiệu lực từ tháng 7/2022

Tháng 7/2022, những chính sách mới về lao động - tiền lương sẽ bắt đầu được đưa vào áp dụng. Vậy, những chính sách nổi bật này là gì?

Chính thức tăng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2022

Theo Luật sư Lê Ngọc Khánh, Công ty Luật TNHH TGS, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, sau 02 năm không tăng lương tối thiểu vùng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, cuối cùng Chính phủ cũng đã quyết định tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động trên cả nước.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Cụ thể tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 01/7/2022, mức lương tối thiểu vùng mới được quy định như sau:

tm-img-alt

Nhờ có việc tăng lương tối vùng mà tiền lương ngừng việc, tiền lương tối thiểu khi điều chuyển công việc, tiền trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động cũng tăng theo.

Ngoài việc quy định tăng mức lương tối thiểu vùng theo tháng, Nghị định 38/2022/NĐ-CP cũng đã quy định cụ thể mức lương tối thiểu vùng theo giờ. Đây là cơ sở để bảo vệ quyền lợi về tiền lương cho những người lao động đang làm các công việc bán thời gian.

Điều chỉnh quy định về báo cáo tình hình thay đổi lao động định kì

Ngày 25/5/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến báo cáo định kỳ tình hình thay đổi lao động tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Theo đó, việc báo cáo tình hình thay đổi lao động vẫn được doanh nghiệp thực hiện định kỳ 06 tháng và hàng năm, gửi đến Sở LĐ-TB&XH và thông báo đến cơ quan BHXH cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

Nhưng Nghị định 35/2022/NĐ-CP còn bổ sung thêm quy định đối với việc báo cáo tình hình thay đổi lao động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.

Cụ thể, tại khoản 1, Điều 73, Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định, đối với người sử dụng lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế thì người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến 03 cơ quan sau:

- Sở LĐ-TB&XH.

- Cơ quan BHXH cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

- Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế để theo dõi.

Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 15/7/2022.

Chính sách hỗ trợ người lao động huyện nghèo đi xuất khẩu lao động

Để thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành Thông tư 09/2022/TT-BLĐTBXH hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Theo đó, người lao động tại các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài sẽ được hỗ trợ như sau:

- Người dân tộc thiểu số, người Kinh thuộc hộ nghèo sinh sống ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi; người thuộc hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tại huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài:

+ Đào tạo nghề, bồi dưỡng kỹ năng nghề.

+ Hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ: Tối đa 04 triệu đồng/người/khóa học.

+ Hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí trong thời gian đào tạo: 50.000 đồng/người/ngày.

+ Hỗ trợ tiền ở trong thời gian đào tạo: 400.000 đồng/người/tháng.

+ Hỗ trợ tiền quần áo đồng phục, chăn, màn, giày dép...: 600.000 đồng/người.

+ Chi phí làm hộ chiếu, làm phiếu lý lịch tư pháp, làm thị thực, khám sức khỏe…

- Người dân tộc Kinh thuộc hộ cận nghèo đang sống tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được hỗ trợ:

+ Tiền đào tạo nghề, bổ túc kỹ năng nghề.

+ Hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ theo chi phí thực tế, tối đa bằng 70% và hỗ trợ các chi phí khác theo mức hỗ trợ với người dân tộc thiểu số, người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo.

Cùng chuyên mục

Nhiều chính sách mới về giáo dục, ngân hàng bắt đầu có hiệu lực
Từ hôm nay (ngày 20/11/2024), hàng loạt chính sách mới trong lĩnh vực giáo dục, ngân hàng sẽ chính thức có hiệu lực thi hành như: Quy định mới về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; thủ tục phê duyệt liên kết đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; siết chặt quản lý liên kết giáo dục và đào tạo với nước ngoài; quy định mới về mức lãi suất; quy định mới về các hình thức tiền gửi rút trước hạn;...
Quyền của người tham gia bảo hiểm xã hội theo Luật mới
Người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội được nhận các chế độ bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, thuận tiện; hưởng bảo hiểm y tế trong trường hợp đang hưởng lương hưu; nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng...
Các trường hợp phong tỏa tài khoản thanh toán
Phong tỏa tài khoản thanh toán không chỉ nhằm đảm bảo an toàn tài chính mà còn là công cụ để xử lý các vấn đề pháp lý hiệu quả. Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định rõ các trường hợp phong tỏa tài khoản thanh toán.

Tin mới

Vĩnh Phúc: Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Trước tình trạng các đối tượng mạo danh lãnh đạo, nhân viên các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới gọi điện đến chủ phương tiện để thực hiện các hành vi lừa đảo, ngày 18/11 vừa qua. Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đã ra văn bản cảnh báo, để người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn này.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...