Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 04/11/2020 00:11 (GMT+7)

Chơi đùa với mèo rồi bị cào, bé gái 9 tuổi mắc bệnh lạ, sưng u cục ở cánh tay và nách

Những chú mèo đáng yêu luôn khiến nhiều người phải xiêu lòng và dành thời gian để đùa nghịch với chúng nhưng sau khi chơi với chúng, đừng bỏ qua những triệu chứng này bởi bạn có thể mắc "bệnh mèo cào" giống cô bé dưới đây.

Năm nay Tiểu Linh 9 tuổi (Thâm Quyến, Trung Quốc) đã có kỳ nghỉ hè tại nhà bà ngoại. Điều khiến Tiểu Linh thích thú nhất là có một vài chú mèo con mới sinh trong gia đình của bà. Ngay khi thức dậy hàng ngày, cô bé đã chạy đến cho ăn và trêu đùa những chú mèo rất vui vẻ.

Một lần, khi đang chơi với mèo, ngón tay giữa và phần cẳng tay trái của Tiểu Linh bị trầy xước với vết máu, rất may không xảy ra hiện tượng chảy máu nên gia đình cũng không quá quan tâm.

Tuy nhiên, khi Tiểu Linh trở lại nhà ở Thâm Quyến, vấn đề mới trở nên thực sự nghiêm trọng. Ngón tay giữa bên tay trái của cô bé bắt đầu nổi mẩn đỏ, và có một ít mủ chảy ra nhưng khu vực này lại không bị đau hay ngứa. Do đó, cô bé cũng không để ý nó nữa.

Một tháng sau, khi đi tắm, Tiểu Linh phát hiện ra cục u ở bắp tay trái và dưới nách, chạm vào có cảm giác hơi đau.

Vị trí các u cục trên tay và nách của Tiểu Linh (Ảnh: Tin tức Thâm Quyến)

Ngay lập tức, mẹ của Tiểu Linh đưa cô bé đến Bệnh viện Nhi đồng Thâm Quyến. Sau khi nghe bệnh sử và nhận được báo cáo xét nghiệm, bác sĩ tiếp nhận cũng trở nên nghi ngờ bởi kết quả kiểm tra không có gì bất thường, nhưng tại sao bên trong khuỷu tay của Tiểu Linh lại sưng lên và xuất hiện hạch nách. Ngay sau đó, trường hợp không rõ căn nguyên này đã thu hút sự chú ý của các bác sĩ.

Khi kiểm tra bệnh nhân, bác sĩ để ý thấy ngón tay có vết xước của Tiểu Linh, hỏi ra mới biết cô bé bị mèo cào, sau đó nổi mẩn đỏ, chảy mủ và sưng hạch. Do đó, bác sĩ nghi ngờ Tiểu Linh có thể mắc "bệnh mèo cào".

Không cần phải làm gì thêm, mẫu máu của Tiểu Linh đã được gửi đi để giải trình tự thông lượng cao vào cùng ngày, kết quả khẳng định cô bé bị nhiễm khuẩn Bartonella (hay còn gọi là "bệnh mèo cào"). Sau khi tìm ra nguyên nhân và được điều trị, Tiểu Linh đã nhanh chóng bình phục và được xuất viện sau một số đợt điều trị triệu chứng!

"Bệnh dại" ai cũng nghe nhiều nhưng "bệnh mèo cào" vẫn còn tương đối xa lạ

Bệnh mèo cào, tên đầy đủ là bệnh viêm hạch ở mèo cào, là một bệnh truyền nhiễm. Thủ phạm thực sự của căn bệnh này là Bartonella hanseii, một loại vi khuẩn hiếu khí gram âm, ký sinh nội bào.

Mèo là vật chủ chính của Bartonella hanseii. Nếu một con mèo bị nhiễm bệnh gãi, cắn, liếm vùng da có vết thương hở hoặc bị bọ chét mèo cắn, vi khuẩn sẽ được đưa vào cơ thể con người và gây ra bệnh mèo cào.

Ảnh hiển vi điện tử của Bartonella (Ảnh: Pubmed )

Tuy nhiên, mọi người có thể yên tâm rằng bệnh mèo cào không lây từ người sang người.

Tỷ lệ mắc bệnh mèo cào không xuất hiện ở tất cả các nhóm tuổi mà đa số là người trong độ tuổi từ 2 đến 24 tuổi. Trẻ em và những người bị suy yếu khả năng miễn dịch dễ bị vi khuẩn tấn công, gây bệnh nhất.

Thời gian ủ bệnh từ khi bị mèo cào đến khi phát bệnh thường từ 3 đến 10 ngày, một số trường hợp có thể kéo dài vài tháng thậm chí hơn một năm, rất dễ bị bỏ sót và chẩn đoán nhầm trên lâm sàng.

Các triệu chứng của bệnh bao gồm:

- 3-4 ngày sau khi mèo cào, vị trí bị thương sẽ xuất hiện các nốt ban đỏ đau không rõ ràng, một vài sẩn chuyển thành mụn nước hoặc mụn mủ, thỉnh thoảng có thể thấy vết loét nhỏ.

- Sau 2-4 tuần, các hạch bạch huyết ở khu vực dẫn lưu bạch huyết của vị trí đó trở nên to ra. Lúc này, vết thương do mèo cào đã lâu dần lành và dễ bị người bệnh quên nên bỏ sót manh mối quan trọng là "lịch sử tiếp xúc với mèo".

Nói chung, hầu hết trẻ em sẽ có các hạch bạch huyết một bên (thường gặp ở khuỷu tay, nách, cổ và bẹn) sưng, phù và đau. Một số bệnh nhân có thể có các triệu chứng toàn thân, chẳng hạn như sốt cao, toàn thân khó chịu, đau họng, lách to, viêm kết mạc và thậm chí co giật.

Để tránh bị bệnh mèo cào, cần làm tốt các việc:

- Tẩy giun cho mèo thường xuyên

Các ký sinh trùng như bọ chét và rận là phương tiện truyền bệnh chính của Bartonella. Tẩy giun cho mèo có thể ngăn ngừa bệnh mèo cào hiệu quả.

- Không tùy ý tiếp xúc với mèo hoang và không quen

Nếu mèo hoang được nhận nuôi, chúng phải được khám sức khỏe toàn diện và tầm soát các bệnh truyền nhiễm từ động vật.

- Rửa tay sau khi chơi đùa với mèo

Rửa tay bằng nước xà phòng sau khi mèo liếm và không để mèo liếm vết thương của bạn. Đặc biệt là những gia đình có trẻ em hoặc những người có khả năng miễn dịch kém nên tránh bị mèo cắn, cào khi tiếp xúc với mèo.

- Đừng chọc tức mèo

Không tiếp xúc quá gần với mèo và cố gắng không chọc tức mèo để tránh bị cắn hoặc cào.

Cùng chuyên mục

Khủng hoảng y tế tại Hàn Quốc chưa có lối thoát
Cuộc khủng hoảng ngành y ở nước này vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ đáng kể là cho phép các trường đại học giảm bớt chỉ tiêu tuyển sinh ngành y cho niên khóa 2025.

Tin mới

Cảnh giác các cuộc gọi kích hoạt 'hộ' định danh điện tử mức độ 2
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân khi làm thủ tục đăng ký, cập nhật định danh điện tử mức độ 2 thì phải đến trực tiếp trụ sở Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc nơi gần nhất để làm định danh điện tử mức 2, không phải cập nhật qua số điện thoại lạ được gọi tới.