Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Chủ nhật, 14/01/2024 13:25 (GMT+7)

Cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập khi cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xây dựng quy chế để thưởng định kỳ cho các đối tượng thuộc quyền quản lý, gắn với kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc của từng người.

Cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập khi cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024

Ảnh minh họa.

Tại chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, ngày 10/11/2023, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024.

Theo đó, về thực hiện chính sách tiền lương, Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 quyết nghị, từ ngày 01/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Từ ngày 01/7/2024, bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước, áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất. Không tiếp tục áp dụng cơ chế đặc thù hiện hành đối với phần kinh phí thường xuyên theo cơ chế quản lý tài chính đặc thù (chi hoạt động, tăng cường năng lực, hiện đại hóa, đảm bảo hoạt động chuyên môn,...) của các cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước.

Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định rõ về cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập. Theo đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng quỹ tiền lương và kinh phí chi thường xuyên được giao hằng năm để thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và quyết định mức chi trả thu nhập tương xứng với nhiệm vụ được giao.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xây dựng quy chế để thưởng định kỳ cho các đối tượng thuộc quyền quản lý, gắn với kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc của từng người.

Mở rộng áp dụng cơ chế thí điểm đối với một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tự cân đối ngân sách và bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương, các chính sách an sinh xã hội được chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.

Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước được thực hiện cơ chế tự chủ tiền lương theo kết quả hoạt động như doanh nghiệp.

Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thì áp dụng chế độ tiền lương như công chức.

Tiền lương thực trả gắn với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp viên chức do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định trên cơ sở nguồn thu (từ ngân sách nhà nước cấp và từ nguồn thu của đơn vị), năng suất lao động, chất lượng công việc và hiệu quả công tác theo quy chế trả lương của đơn vị, không thấp hơn chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.

Cùng chuyên mục

Bộ trang phục biểu diễn của ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng sẽ được thẩm định
Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh cho biết, để có giải pháp xử lý phù hợp, Sở sẽ mời một số chuyên gia về các lĩnh vực có liên quan để thẩm định trang phục và phụ kiện mà ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng sử dụng tại buổi biểu diễn ngày 4/5. Sau khi có kết luận sẽ tiến hành các bước tiếp theo.

Tin mới

Đề xuất bổ sung phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ là ngành nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại
Theo Bộ LĐ-TB&XH cho biết, cơ quan này đang hoàn thiện hồ sơ đề xuất ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong Công an nhân dân, trong đó có nghề, công việc phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
Cách tra cứu phạt nguội trước khi đưa xe đi đăng kiểm
Trước khi đưa ô tô đi đăng kiểm, chủ xe cần chủ động tra cứu phương tiện có bị cảnh báo đăng kiểm vì chưa nộp phạt nguội hay không. Từ đó, kịp thời xử lý, tránh bị từ chối kiểm định và có thể bị phạt nếu điều khiển xe quá hạn đăng kiểm.