Hotline: 0969 332 828 Email: bbt.phapluat@gmail.com
Thứ sáu, 19/02/2021 02:47 (GMT+7)

Cô gái phải ngủ trong toilet, uống nước máy sau khi bị mắc kẹt hơn 30 giờ đúng ngày đầu năm mới

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán ở Bắc Kinh đã trở thành cơn ác mộng với một cô gái trẻ quê Tứ Xuyên, Trung Quốc.

Vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, Chính phủ Trung Quốc kêu gọi “Tết Nguyên đán tại chỗ”. Feifei, một cô gái quê Tứ Xuyên, đã quyết định ăn Tết một mình ở Bắc Kinh mà không về quê.

Sau khi đón Giao thừa, Feifei đóng cửa nhà, vào phòng tắm để vệ sinh trước khi đi ngủ. Sau khi vệ sinh cá nhân xong, Feifei phát hiện khóa cửa nhà tắm bị hỏng, không thể mở được. Trước đó, cô đã không mang theo điện thoại vào phòng tắm.

Cửa nhà tắm bị hỏng khiến cô gái bị mắc kẹt hơn 30 giờ ngày đầu năm mới.

Feifei loay hoay tìm cách mở nhưng bất lực, cô hét to lên trong một lúc lâu nhưng không ai nghe tiếng. Feifei đã phải ngủ trong toilet, làm ấm cổ họng bằng nước máy. Cuối cùng, cô đặt hy vọng vào người giao hàng mà cô đã đặt một gói hàng vào chiều mùng 1 Tết.

Nhưng không ngờ phòng của Feifei rất khó tìm, nên nhân viên giao hàng sau một hồi đi lòng vòng, không tìm thấy địa chỉ, gọi điện cũng không có ai nhấc máy nên bỏ đi. Lúc này, Feifei cảm thấy vô cùng tuyệt vọng và nghĩ đến điều tồi tệ.

Feifei cố gắng gõ vào đường ống vệ sinh và hy vọng tiếng động này có thể thu hút sự chú ý của ai đó. Thật may mắn, người hàng xóm ở tầng dưới nghe thấy tiếng động vào lúc 4h sáng ngày mùng 2 Tết. Anh này đã gọi thợ khóa đến giải cứu Feifei sau hơn 30 giờ bị mắc kẹt.

Sau khi câu chuyện được chia sẻ đã thu hút sự chú ý và bình luận của dân mạng. Nhiều ý kiến cho rằng việc mang điện thoại vào phòng tắm là rất quan trọng, hay bài học rút ra là cần phải có một chiếc khóa trong nhà tắm.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Người dân cần nâng cao cảnh giác với tình trạng lừa đảo kêu gọi ủng hộ từ thiện qua mạng xã hội
Theo đại diện Bộ Công an, việc cá nhân, tổ chức đứng ra kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ những trường hợp khó khăn, gặp bệnh hiểm nghèo là nghĩa cử cao đẹp, nhân văn, đúng với truyền thống dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo cần phải tuân thủ theo đúng quy định pháp luật.