Hotline: 0969 332 828 Email: bbt.phapluat@gmail.com
Thứ tư, 03/01/2024 06:29 (GMT+7)

Đã đủ 10 loại vaccine phục vụ tiêm chủng ngay từ đầu tháng 1/2024

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết đã ký hợp đồng đặt hàng 10 loại vaccine sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng từ các nhà sản xuất trong nước để nhanh chóng phân bổ, chuyển đến các địa phương ngay những ngày đầu tháng 1/2024.

Đã đủ 10 loại vaccine phục vụ tiêm chủng ngay từ đầu tháng 1/2024

Cụ thể là có hơn 1,55 triệu liều vaccine phòng lao (BCG); 1 triệu liều vaccine viêm gan B; 4,98 triệu liều vaccine bại liệt uống (OPV); 1,9 triệu liều vaccine sởi; 1,7 triệu liều vaccine sởi-rubella; 1,4 triệu liều vaccine viêm não Nhật Bản; 1,53 triệu liều vaccine phối hợp bạch hầu – ho gà – uốn ván (DPT); 1,47 triệu liều vaccine uốn ván và 1,37 triệu liều vaccine uốn ván – bạch hầu (Td). Số lượng 9 loại vaccine này đủ để tiêm chủng bù mũi cho trẻ em chưa được tiêm trong năm 2023 và các trẻ đến lịch tiêm trong 6 tháng đầu năm 2024, đại diện lãnh đạo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết.

Riêng 549.164 liều vaccine Rota phòng bệnh tiêu chảy cấp là vaccine mới sẽ đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng để tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi, dự kiến sẽ được triển khai từ Quý II năm nay.

Các loại vaccine trên sẽ được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tiếp nhận về kho vaccine Quốc gia, nhanh chóng phân bổ và chuyển đến các địa phương ngay trong những ngày đầu tiên của tháng 1/2024.

Trước đó, các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur khu vực cũng đã hướng dẫn ngành y tế các tỉnh, thành phố thuộc khu vực sẵn sàng tiếp nhận, vận chuyển và bổ sung vaccine đến khắp điểm tiêm chủng; đặc biệt lưu ý sớm cấp phát vaccine viêm gan B để kịp thời tiêm cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu sau sinh.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, việc cấp phát vaccine sẽ được tăng cường thêm nhiều chuyến, đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêm chủng tại tất cả các trạm y tế xã phường.

Trong thời gian tới, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur sẽ tích cực chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật 63 tỉnh, thành phố duy trì công tác tiêm chủng thường xuyên. Đồng thời, ngay trong quý I/2024 cần tăng cường triển khai hoạt động tiêm bù mũi cho những trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ trong thời gian gián đoạn vaccine nhằm nâng cao miễn dịch cộng đồng cho trẻ em và phụ nữ, chủ động phòng chống bệnh truyền nhiễm trong mùa Đông – Xuân 2024.

Công tác đảm bảo an toàn tiêm chủng phải được chú trọng. Các trạm y tế xã sẽ tăng số buổi tiêm chủng và tiếp tục duy trì 50 trẻ em trong một buổi tiêm chủng để tuân thủ đầy đủ quy trình an toàn tiêm chủng. Đặc biệt là khám sàng lọc, tư vấn, hướng dẫn cho cha mẹ chăm sóc, theo dõi trẻ sau khi tiêm chủng.

Trước đó, lãnh đạo Bộ Y tế đã phê duyệt giá cụ thể 10 vaccine sản xuất trong nước sử dụng ngân sách trung ương cho chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2023. Theo đó, 10 loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng bao gồm: vaccine bại liệt, vaccine sởi, vaccine sởi - rubella, vaccine rotavin (rota), vaccine uốn ván - bạch hầu, vaccine uốn ván hấp thụ, vaccine bạch hầu, ho gà, uốn ván, vaccine phòng lao đông khô, vaccine viêm não Nhật Bản, vaccine viêm gan B.

Ngay sau khi giá được phê duyệt, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Chương trình tiêm chủng mở rộng) đã và đang làm việc ngay với các nhà sản xuất vaccine để tiến hành ký hợp đồng mua sắm vaccine sớm nhất, nhằm có 10 loại vaccine phục vụ cho nhu cầu tiêm chủng mở rộng.

Cùng chuyên mục

Tạm ngừng kinh doanh thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc và thu hồi, xử lý thuốc vi phạm. Trong đó đề xuất quy định tạm ngừng kinh doanh, sử dụng và niêm phong bảo quản thuốc có dấu hiệu không an toàn cho người sử dụng.
Số ca mắc sốt rét giảm trên 20%
Năm 2024, Bộ Y tế ghi nhận 353 ca sốt rét, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước, trong đó 1/3 ca sốt rét là “nhập cảnh” và không có trường hợp tử vong, không có dịch.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng chống bệnh cúm, sởi
Để chủ động công tác phòng, chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan quán triệt việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức triển khai hiệu quả tiêm chủng chống dịch sởi, nhằm đảm bảo tiêm chủng đầy đủ cho các nhóm đối tượng, để nhanh chóng kiểm soát tình hình.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mùa
Hầu hết những người bị cúm mùa sẽ hồi phục sau vài ngày đến dưới hai tuần, nhưng một số người sẽ bị biến chứng do cúm. Những biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng và dẫn đến tử vong.

Tin mới

Người dân cần nâng cao cảnh giác với tình trạng lừa đảo kêu gọi ủng hộ từ thiện qua mạng xã hội
Theo đại diện Bộ Công an, việc cá nhân, tổ chức đứng ra kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ những trường hợp khó khăn, gặp bệnh hiểm nghèo là nghĩa cử cao đẹp, nhân văn, đúng với truyền thống dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo cần phải tuân thủ theo đúng quy định pháp luật.