Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 19/03/2020 04:14 (GMT+7)

Đã xác định được thủ phạm đổ trộm hóa chất xuống sông Hồng

Từ tài liệu thu thập và qua trích xuất camera, cơ quan công an đã xác định người mang hàng chục thùng phuy nghi chứa chất thải nguy hại bên bờ sông Hồng, tại địa bàn xã Vạn Phúc.

Báo Lao động đưa tin, liên quan đến vụ đổ hóa chất xuống sông Hồng, chiều 17/3, Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) cho biết, từ tài liệu thu thập và qua trích xuất camera, cơ quan công an đã xác định người mang hàng chục thùng phuy nghi chứa chất thải nguy hại bên bờ sông Hồng, tại địa bàn xã Vạn Phúc.

Theo đó, người để 12 thùng phuy nghi chứa chất thải độc hại bên bờ sông Hồng, thuộc địa bàn xã Vạn Phúc là Phạm Văn Hùng (sinh năm 1972, trú tại thôn 2 xã Vạn Phúc). Người này làm nghề thu mua phế liệu.

Thùng phuy chứa chất thải vứt lăn lóc bờ sông Hồng.

Bước đầu, Hùng khai nhận số thùng phuy trên mua của một người ở tỉnh Hưng Yên sau đó vận chuyển về xã Vạn Phúc với mục đích sử dụng lại. Tuy nhiên, khi vận chuyển về, Hùng mở ra thấy các dung dịch trong thùng phuy không còn sử dụng được nữa nên anh ta đã mang ra bờ sông Hồng đổ bỏ.

Trước đó, người dân huyện Thanh Trì phản ánh, từ ngày 14/3 họ phát hiện hàng chục chiếc thùng phuy nghi chứa hóa chất được một xe tải đổ trộm xuống sông Hồng (đoạn qua phía sau đình làng thôn 1 xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội).

Người dân cho biết đây không chỉ là lần đầu tiên mà đã 2 lần họ phát hiện tình trạng đổ trộm những thùng phuy xuống sông Hồng (khu vực bãi sông thôn 1, xã Vạn Phúc) vào buổi đêm.

Theo thông tin dán trên 1 thùng phuy còn đọc được cho thấy cảnh báo: Có thể gây dị ứng hoặc các triệu trứng hen suyễn… phơi nhiễm kéo dài hoặc lặp đi lặp lại nếu nuốt phải; phải mang dụng cụ bảo hộ…

Trao đổi với báo Gia đình và xã hội, luật sư Võ Đình Đức, đoàn Luật sư TP Hà nội cho rằng: "Hành vi đổ trộm chất thải ra môi trường không chỉ vi phạm pháp luật mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Căn cứ theo quy định tại điều 235 BLHS 2015 về hành vi gây ô nhiễm môi trường có thể bị phạt tù từ 1-5 năm năm tù. Tối đa lên đến 7 năm tù và phạt tiền từ 1 đến 3 tỷ. Pháp nhân thương mại có thể bị phạt tiền từ 1 đến 10 tỷ đồng.

Ngoài ra theo Nghị định 155/2016 của Chính phủ cá nhân tổ chức phải có trách nhiệm khắc phục môi trường, khắc phục hậu quả. Chịu mọi chi phí liên quan đến trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường".

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chính thức giảm thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 73/2025/NĐ-CP ngày 31/3/2025 sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của một số mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo Danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan.
Từ 01/6 chỉ cấp mới thẻ BHYT giấy đối với một số trường hợp
Vừa qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã ban hành Công văn số 168/BHXH-QLT hướng dẫn BHXH các khu vực; BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc sử dụng phôi thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Trong đó đáng chú ý, từ ngày 01/6/2025, cơ quan BHXH chỉ thực hiện cấp mới thẻ BHYT giấy đối với ba trường hợp.