Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 04/01/2024 10:53 (GMT+7)

Danh mục bệnh, tình trạng bệnh được phép khám chữa từ xa

Các bệnh, tình trạng bệnh được phép khám, chữa bệnh từ xa, như các bệnh: Béo phì, viêm mũi họng cấp tính, viêm mũi họng mạn tính, viêm lợi, đau vai gáy, hội chứng cánh cổ tay...

Danh mục bệnh, tình trạng bệnh được phép khám chữa từ xa

Ảnh minh họa.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 30/2023/TT-BYT quy định danh mục bệnh, tình trạng bệnh được khám bệnh, chữa bệnh từ xa. Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.

Trong đó, Bộ Y tế quy định có 50 mặt bệnh, tình trạng bệnh được phép khám, chữa bệnh từ xa, như các bệnh: Béo phì, viêm mũi họng cấp tính, viêm mũi họng mạn tính, viêm lợi, đau vai gáy, hội chứng cánh cổ tay, đau thắt lưng viêm khớp dạng thấp, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp gối, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, suy giáp, suy thận chưa chạy thận nhân tạo, hen phế quản...

Bên cạnh đó, một số bệnh thuộc nhóm bệnh thần kinh, tâm thần được phép khám, chữa bệnh từ xa, bao gồm: Rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn tâm thần, đau đầu do căng thẳng, rối loạn tiền đình, đau nửa đầu, sa sút trí tuệ, Alzeimer, Parkinson... Một số bệnh truyền nhiễm được khám chữa bệnh từ xa như: Sốt xuất huyết không có dấu hiệu cảnh báo, cúm, Covid-19. HIV/AIDS cũng nằm trong danh sách được khám chữa bệnh từ xa.

Ngoài ra, một số bệnh thuộc chuyên ngành da liễu cũng được khám chữa bệnh từ xa, gồm: Bệnh da do virus, bệnh da dị ứng - miễn dịch và da viêm, bệnh da do nhiễm khuẩn, bệnh da do nấm-ký sinh trùng.

Thông tư 30/2023/TT-BYT quy định danh mục bệnh, tình trạng bệnh được khám bệnh, chữa bệnh từ xa dựa trên căn cứ của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) được Quốc hội thông qua năm 2023. Khám bệnh, chữa bệnh từ xa là hình thức khám bệnh, chữa bệnh không trực tiếp tiếp xúc giữa người hành nghề và người bệnh mà việc khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện thông qua thiết bị, công nghệ thông tin. Việc khám bệnh, chữa bệnh từ xa và hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa được quy định rõ, đó là khám bệnh, chữa bệnh từ xa giữa người hành nghề với người bệnh được thực hiện như sau: Khám bệnh, chữa bệnh từ xa giữa người hành nghề với người bệnh phải thực hiện theo phạm vi hành nghề của người hành nghề; việc chữa bệnh từ xa phải theo danh mục bệnh, tình trạng bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

Người hành nghề phải chịu trách nhiệm về kết quả chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp chữa bệnh và kê đơn thuốc của mình. Việc hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện như sau: Người hành nghề trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được hỗ trợ phải chịu trách nhiệm về kết quả khám bệnh, chữa bệnh của mình.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được hỗ trợ phải chi trả chi phí hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hỗ trợ theo mức thỏa thuận giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Cùng chuyên mục

Uống thuốc "gia truyền", bé gái bị ngộ độc kim loại nặng
Ngày 10/5, tin từ khoa Nhi Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới cho hay: Một bé gái 11 tháng tuổi ở huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình nhập viện trong tình trạng co giật và được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán là bị ngộ độc do sử dụng thuốc gia truyền.
Uống hoa đu đủ đực có chữa được bệnh ung thư như ‘truyền miệng’?
Dù chưa có một bằng chứng khoa học nào về việc hoa đu đủ đực có thể chữa khỏi ung thư, thế nhưng trong thời gian qua, trên các trang mạng xã hội liên tục chia sẻ thông tin hoa đu đủ đực ngâm mật ong có thể chữa được rất nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư. Theo đó, các bác sĩ cảnh báo, uống hoa đu đủ với hi vọng chữa ung thư khiến người bệnh dễ mất cơ hội điều trị ở giai đoạn sớm.
Bộ Y tế thu hồi một lô thuốc điều trị ung thư nhập khẩu
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có Công văn số 1310/QLD-CL gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công ty TNHH dược phẩm và hóa chất Nam Linh (địa chỉ tại: 915/27/12 đường Lê Văn Lương, ấp 3, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh) về việc thông báo thu hồi thuốc vi phạm mức độ 3.
Ngộ độc nặng sau khi ăn sâu ban miêu
Ngày 8/5, thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Trung tâm Chống độc của bệnh viện đã tiếp nhận 3 trường hợp bị ngộ độc sau khi ăn sâu ban miêu.

Tin mới