Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 22/07/2022 16:40 (GMT+7)

Dấu hiệu nào cảnh báo hoại tử xương hàm mặt?

Tùy vùng xương bị hoại tử, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như sưng mặt, đau mắt, nhức đầu, lung lay cả răng lẫn khối xương hàm, chảy mủ, sưng đau vòm miệng, có những vết loét và lộ xương hàm trên...

Liên tiếp ghi nhận các ca bệnh

Thời gian gần đây, một số bệnh viện tại TP HCM đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị hoại tử xương hàm bất thường trong đó có một số ca tử vong. Đặc điểm chung của bệnh lý này là xảy ra chủ yếu trên bệnh nhân có đái tháo đường, có dùng thuốc Corticoid và hậu COVID-19.

Bệnh nhân vào Bệnh viện Chợ Rẫy với triệu chứng đau đầu, sưng mắt, sưng trán bên phải sau đó được xác định bị hoại tử vùng mặt (Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy).
Bệnh nhân vào Bệnh viện Chợ Rẫy với triệu chứng đau đầu, sưng mắt, sưng trán bên phải sau đó được xác định bị hoại tử vùng mặt (Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy).

Cụ thể, tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương từ tháng 2/2022 đến nay tiếp nhận 16 bệnh nhân, trong đó có 3 bệnh nhân hoại tử hàm trên lan lên đến sàn sọ và được chuyển qua Bệnh viện Chợ Rẫy hội chẩn, điều trị.

Còn tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong vòng 2 tháng cũng tiếp nhận 11 ca với tình trạng viêm xoang, viêm hoại tử vùng hàm mặt và xương sọ, trong đó có 2 ca tử vong.

PGS.TS Trần Minh Trường, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, Phó Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Việt Nam cho biết không khẳng định 100% ca bệnh trên là do COVID-19, nhưng từ tháng 5/2021 đến tháng 5/2022, thế giới có khoảng 80 bài báo cáo ở Ấn Độ, Trung Quốc, các nước châu Á, châu Âu, Mỹ... về tình trạng các bệnh giống hệt như các bệnh nhân trên, được cho là có liên quan đến COVID- 19 (thể Delta).

Cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu

Theo PGS.TS Trần Minh Trường, các bệnh nhân cho biết đau vùng mặt, răng, vòm miệng trong giai đoạn bị nhiễm COVID-19, sau đó tiếp tục tiến triển kéo dài âm ỉ, không giảm. Biểu hiện lâm sàng thường gặp khi bác sĩ khám bệnh là sưng viêm mi mắt; sưng vùng sọ trán; hoại tử xương hàm, răng, xương vòm miệng gây khó nhai; hoại tử nặng hốc mũi lan lên nền sọ. Bệnh có một số dấu hiệu giống viêm xoang nên dễ chẩn đoán nhầm.

Dấu hiệu nào cảnh báo hoại tử xương hàm mặt? ảnh 1
Phim chụp bệnh nhân bị hoại tử xương sọ (Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy).

Bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng Khoa Phẫu thuật hàm mặt, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP HCM cho biết, các bệnh nhân vào viện với các triệu chứng như lung lay cả răng lẫn khối xương hàm, chảy mủ, sưng đau vòm miệng, có những vết loét và lộ xương hàm trên.

Bệnh cốt tủy viêm xương nền sọ hiếm gặp hơn, dễ ảnh hưởng tính mạng. Theo RSNA Journals, đây là bệnh nhiễm trùng thái dương, xương cầu hoặc xương chẩm. Bệnh khó chẩn đoán vì các triệu chứng không điển hình, diễn biến lâm sàng kéo dài và hình ảnh chụp X-quang dễ gây nhầm lẫn với các chứng bệnh khác. Bệnh nhân thường có các triệu chứng không đặc trưng như nhức đầu, đau mặt. Hầu hết khởi phát viêm tai ngoài, có biểu hiện đau nhức dữ dội, chảy mủ tai, một số trường hợp nặng dẫn đến mất thính giác. Trong các trường hợp khác, người bệnh bị viêm xoang, dẫn đến nghẹt mũi, chảy nước mũi, nhức đầu và sốt.

Theo PGS.TS Phạm Tuấn Cảnh, Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, bệnh viện chưa gặp bệnh nhân nào có bệnh cảnh như trên đến thăm khám. “Vấn đề liệu tình trạng này có liên quan đến mắc COVID-19 hay không thì cần nghiên cứu thêm”, ông Cảnh nói.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho rằng, trường hợp bệnh nhân được mô tả tại TP HCM là tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm nấm cơ hội.

“Cho đến nay, trên thế giới cũng chưa nghiên cứu được đầy đủ có phải do COVID-19 hay không. Tất cả hiện mới chỉ là giả thiết. Về lí thuyết, bệnh COVID-19 gây rối loạn miễn dịch của cơ thể. Với bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch nặng, sau khi mắc COVID-19, họ có thể nhiễm vi khuẩn hoặc nấm cơ hội, dẫn đến tình trạng sức khỏe diễn biến nặng hơn. Tắc mạch sau mắc COVID-19 gây hoại tử xương cũng là giả thiết đáng lưu tâm”, ông Cấp nhận định. Cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa thì mới có thể hiểu được mối liên quan giữa việc mắc COVID-19 với những bệnh lí này.

Cùng chuyên mục

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa - Bài 2: Nhà thuốc Long Châu bán thuốc kháng sinh trẻ em như rau
Chưa tới ba phút đã có thể mua một hộp thuốc kháng sinh mà không cần toa thuốc, không có sự tư vấn, cảnh báo từ các dược sĩ…thực trạng này đang xảy ra tại hàng loạt nhà thuốc Long Châu. Liên tiếp bị xử phạt về hành vi này nhưng vẫn tiếp tục tái diễn mang dấu hiệu coi thường pháp luật, sức khoẻ người dân.
“Ma trận” bán thuốc kháng sinh không cần toa
Thực trạng thuốc kê đơn, thuốc kháng sinh được bán vô tội vạ mà không cần toa đang xảy ra tràn lan tại chuỗi các nhà thuốc lớn tại TP HCM. Liên tiếp bị cơ quan chức năng xử lý nhưng hành vi sai phạm vẫn tiếp tục tái diễn vì chế tài xử phạt nhẹ. Trong khi đó, kháng kháng sinh là nguyên nhân khiến 1,5 triệu người tử vong mỗi năm.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.

Tin mới

FDA Mỹ phát hiện thuốc điều trị hen suyễn Singulair có thể ảnh hưởng đến não bộ
Các nhà nghiên cứu của Chính phủ Mỹ đã phát hiện rằng thuốc hen suyễn phổ biến Singulair, do Merck sản xuất trước đây, có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng ở một số bệnh nhân. Thuốc này, với thành phần chính là montelukast, gắn vào nhiều thụ thể trong não có vai trò quan trọng đối với các chức năng tâm thần.