Dạy trẻ cách tiêu tiền lì xì như thế nào?
Khi trẻ được cho tiền lì xì vào dịp Tết, đây là lúc thích hợp để dạy chúng biết về cách quản lý tài chính.
Khi trẻ còn nhỏ, tiền lì xì thường do cha mẹ giữ. Khi lớn lên, trẻ có hiểu biết nhất định, việc cha mẹ muốn giữ tiền của con trở nên khó khăn hơn.
Lý do cha mẹ muốn giữ hộ tiền lì xì của con
- Tiền lì xì thuộc về cha mẹ
Theo quan điểm của một số cha mẹ, tiền lì xì Tết của con cái chính là số tiền mà họ đã lì xì cho con cái người khác. Cha mẹ cho đi, con cái phải trả lại.
Tuy nhiên, trẻ em lại không nghĩ vậy, chúng nghĩ rằng tiền lì xì là của mình, không ai có thể lấy được.
- Lo lắng trẻ sẽ tiêu tiền bừa bãi
Đây là tâm lý chung của nhiều cha mẹ, con cái còn nhỏ, chưa có ý thức về tiền bạc nên dễ tiêu tiền bừa bãi, hình thành thói quen xấu.
Mặc dù cha mẹ phát lì xì cho con cái nhà người khác nhưng tiền lì xì của con cái vốn dĩ là tiền của chúng. Trong đó, lì xì chứa đựng những lời chúc phúc và kỳ vọng của người lớn, nếu cha mẹ lấy hết tiền của con, đây là điều không nên làm.
Sở dĩ cha mẹ lo lắng về việc con mình tiêu tiền thực ra là vì họ thiếu sự tin tưởng và chưa dạy con về việc quản lý tài chính. Nếu trẻ được dạy cách quản lý tiền, trẻ sẽ không phung phí và biết cách tiêu hợp lý hơn.
Tác giả cuốn sách “Cha giàu, cha nghèo” Robert Kiyosaki từng nói: “Nếu bạn không dạy còn về tiền bạc, sau này người khác sẽ dạy thay chúng. Người này có thể là chủ nợ, kẻ lừa đảo, cảnh sát”.
Cha mẹ nên dạy con tiêu tiền lì xì như thế nào?
Tiền lì xì vào dịp năm mới là cơ hội tốt để dạy con về tiền bạc. Thay vì kiểm soát hết tiền Tết của con, tốt hết cha mẹ nên để con tự giữ và dạy con cách phân bổ tiền sao cho hợp lý.
- 50% bỏ ống heo
Cha mẹ có thể đưa con tới ngân hàng mở tài khoản riêng hoặc bỏ 50% tiền lì xì vào ống heo. Nếu gửi ngân hàng sẽ có tiền lãi hằng năm, còn bỏ ống heo có thể dễ dàng bỏ thêm vào mỗi khi có tiền dư.
Cách làm này giúp trẻ hình thành quan niệm không nên lãng phí tiền bạc một cách bừa bãi, biết cách tiết kiệm tiền hợp lý. Số tiền này trẻ có thể sử dụng cho mục đích sau này như kinh doanh, du học…
- 40% cho quỹ mơ ước
Số tiền này chủ yếu dùng để giúp trẻ em thực hiện ước mơ của mình. Phần tiền này nên giữ trong một thời gian nhất định, trẻ có thể sử dụng tùy ý. Trẻ có thể lập ra những thứ mình mơ ước như sách, đồ chơi, các lớp học muốn tham gia…
Đồng thời, khuyến khích trẻ sử dụng một phần 40% này để kiếm tiền, nhờ bố mẹ giúp mua cổ phiếu..., thực hiện một số khoản đầu tư đơn giản để “tiền đẻ ra tiền”, mục đích rèn luyện tư duy tài chính cho trẻ.
- 10% tiền tiêu vặt
Hóa ra cách trẻ tiêu tiền không liên quan gì đến tuổi tác của chúng. Những đứa trẻ thường có tiền tiêu vặt không tiêu hết tiền, trong khi những đứa trẻ ít (hoặc không có) tiền tiêu vặt lại nhanh chóng tiêu hết sạch tiền.
Những đứa trẻ không có tiền tiêu vặt sẽ không biết cách phân bổ số tiền mình có một cách hợp lý và rất dễ phung phí tất cả trong một lần. Còn với những đứa trẻ thường xuyên có tiền tiêu vặt, chúng sẽ có kế hoạch hơn khi mua đồ, phân bổ và sắp xếp, tiêu tiền hợp lý hơn.
Tiền tiêu vặt 10% được phân bổ theo tuần và theo tháng. Ai cũng phải trải qua giai đoạn tiêu tiền bừa bãi trước khi biết tiêu tiền hợp lý.
Nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu An ninh Tài chính tại Đại học Wisconsin-Madison ở Mỹ cho thấy: Trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 12 sẽ có sự cải thiện nhanh chóng trong hiểu biết về các vấn đề kinh tế, có sự hiểu biết nhất định trong khoảng 12 tuổi. Vì vậy, trong độ tuổi từ 6 đến 12, là thời điểm tốt nhất để trẻ nắm vững các khái niệm cơ bản về tài chính.