Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 12/11/2020 03:43 (GMT+7)

Đề xuất tăng 12,5% học phí đại học

Đây là đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT

Dự thảo quy định rõ về học phí đối với giáo dục đại học công lập. Theo tinh thần của Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học là tăng cường tự chủ phải gắn với kiểm định chất lượng đào tạo (bao gồm kiểm định trường và kiểm định chương trình) để thúc đẩy nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với xu hướng quốc tế, bảo đảm quyền lợi người học. Vì vậy, Ban soạn thảo đề xuất mức thu học phí xác định tương ứng với mức độ tự chủ tài chính và mức độ kiểm định chất lượng đào tạo, theo lộ trình đến năm 2025 học phí đủ bù đắp chi phí đào tạo.

Ảnh minh họa.

Về lý do đề xuất, căn cứ thực trạng khảo sát về chi phí giáo dục giai đoạn 2016-2019 và mức độ kiểm định chất lượng tại 70 cơ sở giáo dục đại học công lập trên toàn quốc và nghiên cứu của nhóm chuyên gia Đại học Quốc gia Hà Nội cho thấy để hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ vào năm 2025 thì mức học phí của nhóm tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư tăng tối thiểu 2,5 lần mức trần học phí của các trường chưa tự chủ chi thường xuyên. Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng đào tạo, tránh trường hợp thu học phí cao nhưng chất lượng nên Bộ GD&ĐT đề xuất các cơ sở giáo dục phải thực hiện lộ trình đạt kiểm định tương ứng với lộ trình tăng học phí theo quy định nêu trên.

Theo Bộ GD&ĐT, đối với hệ đào tạo đại học, mức tăng học phí trung bình là 12,5%, hướng tới tính đúng tính đủ chi phí đào tạo đại học đến năm 2025. Việc tăng học phí này sẽ ảnh hưởng nhất định đến người học, đặc biệt là những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thuộc diện chính sách hỗ trợ. Tuy nhiên, trong Nghị định cũng qui định những điều khoản hỗ trợ học phí, miễn giảm học phí cho các đối tượng ưu tiên, nhằm đảm bảo công bằng trong việc tiếp cận các dịch vụ giáo dục.

Mức học phí được đề xuất từ năm học 2021-2022

Căn cứ vào kịch bản tăng trưởng kinh tế của Tổng cục Thống kê thông báo giai đoạn 2021-2025 là 7,5%, cùng với tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hằng năm khoảng 4-5%/năm và mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên qua các năm, Bộ GD&ĐT đề xuất mức tăng học phí năm học 2021-2022 là 12,5% so với năm học 2020-2021 và các năm tiếp theo. Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu, khảo sát chi phí đào tạo của 07 trường đại học công lập trên cả nước của Nhóm chuyên gia ĐHQGHN, mức tăng học phí 12,5%/năm sẽ bảo đảm lộ trình tính đủ chi phí đào tạo vào năm 2025.

Cùng chuyên mục

Người từ 06 tuổi trở lên phải thu nhận sinh trắc học khi làm căn cước
Bộ Công an cho biết, từ ngày 01/7/2024, khi làm thẻ Căn cước, chỉ có trường hợp người dưới 06 tuổi mới không thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học. Các độ tuổi còn lại đều phải thực hiện thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt.
Chính phủ đề xuất giảm tiếp 2% VAT đến hết năm 2024
Chính phủ vừa có Tờ trình số 177/TTr-CP gửi Quốc hội về kết quả thực hiện việc giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Tin mới

Xử lý ra sao nếu đến muộn phỏng vấn ở công ty Nhật?
Văn hóa đúng hẹn trong các công ty Nhật luôn là chủ đề mà bất kỳ ứng viên nào khi tìm việc cũng cần lưu ý, nhất là trong buổi phỏng vấn. Muộn phỏng vấn mặc dù không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, tuy nhiên nếu không biết cách xử lý sẽ khiến bạn bị mất ngay lập tức cơ hội vào vòng tiếp theo.