Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 01/11/2024 07:43 (GMT+7)

Diễn biến mới nhất vụ bảo mẫu kéo tóc, nhét chăn vào miệng bé tự kỷ

Vụ bảo mẫu bạo hành cháu bé tự kỷ ở Đà Nẵng với hình ảnh kéo tóc, nhét chăn vào miệng khiến dư luận bàng hoàng. Gia đình nạn nhân đã phản đối kết luận điều tra của Công an quận Sơn Trà.

Tuổi Trẻ đưa tin, chị Trần Ngọc Gia Hi, mẹ cháu Ng. (quận Sơn Trà, Đà Nẵng), vừa nhận được kết luận điều tra từ Công an quận Sơn Trà về vụ việc con chị bị bảo mẫu tại trung tâm Cầu Vồng bạo hành. Tuy nhiên, chị Hi đã bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ với kết luận này.

Vụ việc được phát hiện vào đầu tháng 3/2024, khi các đoạn camera ghi lại cho thấy cháu Ng., 8 tuổi, mắc chứng tự kỷ, bị bảo mẫu tại trung tâm giáo dục đặc biệt Cầu Vồng (quận Sơn Trà) có hành vi bạo hành.

Trong đoạn video, bảo mẫu tại trung tâm này kéo tóc, dùng tay đánh vào mặt và nhét chăn vào miệng cháu bé. Những hình ảnh gây sốc này sau khi lan truyền trên mạng xã hội đã tạo nên làn sóng phẫn nộ.

Diễn biến mới nhất vụ bảo mẫu kéo tóc, nhét chăn vào miệng bé tự kỷ Ảnh 1
Sau khi có kết luận vụ bảo mẫu hành hạ bé tự kỷ ở Đà Nẵng, gia đình tiếp tục kêu cứu.

Sau khi vụ việc được phát giác, trung tâm Cầu Vồng đã bị đình chỉ hoạt động. Theo báo Lao Động, công an quận Sơn Trà tiếp nhận và điều tra, đến ngày 3/9/2024 đã đưa ra kết luận chính thức. Trung tâm giáo dục đặc biệt Cầu Vồng do bà Nguyễn Thị Hậu quản lý, được thành lập vào tháng 1/2023 tại phường Mân Thái, quận Sơn Trà. Đến đầu năm 2024, trung tâm chuyển về phường An Hải Bắc với ý định trở thành chi nhánh của Viện nghiên cứu giáo dục đặc biệt, nhưng vẫn chưa có giấy phép kinh doanh hợp lệ. Mặc dù chưa được cấp phép, trung tâm vẫn tiếp nhận và chăm sóc các trẻ tự kỷ, chậm nói, và tăng động.

Theo kết luận điều tra, Đặng Thị Minh Nga, thực tập sinh tại trung tâm, đã có hành vi kéo tóc, nhét chăn vào miệng cháu Ng. nhiều lần. Công an kết luận, hành vi của Nga là "đối xử tàn ác", xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi của trẻ khuyết tật không có khả năng tự vệ, và cấu thành tội hành hạ người khác.

Diễn biến mới nhất vụ bảo mẫu kéo tóc, nhét chăn vào miệng bé tự kỷ Ảnh 2
Nhiều tháng sau vụ việc, cháu Ng. sợ người khác đụng vào tóc, hiện đã ổn định trở lại.

Tuy nhiên, điều khiến gia đình cháu Ng. bức xúc là các hành vi của bà Hậu, chủ trung tâm, cũng như ba chuyên viên khác bị ghi lại qua camera, như bóp miệng, véo tay, nắm tóc, lại không bị xử lý hình sự. Công an lý giải rằng hành động “trị liệu trồng cây chuối” của bà Hậu với mục đích điều trị cho trẻ tăng động, dù khiến cháu bé khóc lớn và hoảng sợ, không cấu thành tội. Các hành vi của ba chuyên viên còn lại được cho là “ở mức độ giáo dục, răn đe,” nên không đủ cơ sở để xử lý.

Vụ việc để lại nhiều hậu quả tâm lý cho cháu Ng. Theo chia sẻ từ mẹ, cháu Ng. giờ đây rất sợ hãi khi có ai động vào tóc, sợ đi tắm, thậm chí có biểu hiện tự bóp cổ bản thân. Phải mất nhiều tháng sau khi vụ việc xảy ra, cháu mới dần ổn định trở lại.

Gia đình chị Hi không đồng ý với kết luận điều tra này và đã gửi đơn kiến nghị lên cơ quan cấp cao để yêu cầu điều tra lại vụ việc.

Cùng chuyên mục

Cảnh giác chiêu trò giả mạo bán vé máy bay dịp Tết 2025 để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, thời gian gần đây, các đối tượng lừa đảo sử dụng các chiêu trò, thủ đoạn tinh vi bán vé máy bay Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 giá rẻ để lừa khách hàng. Do đó, cơ quan chức năng và các hãng hàng không đã khuyến cáo người dân cần phải tỉnh táo, kiểm tra kỹ lưỡng thông tin trước khi thực hiện giao dịch.

Tin mới

Vĩnh Phúc: Cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Trước tình trạng các đối tượng mạo danh lãnh đạo, nhân viên các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới gọi điện đến chủ phương tiện để thực hiện các hành vi lừa đảo, ngày 18/11 vừa qua. Sở GTVT tỉnh Vĩnh Phúc đã ra văn bản cảnh báo, để người dân nâng cao cảnh giác trước thủ đoạn này.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...