Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ bảy, 24/12/2022 07:50 (GMT+7)

Đối tượng, trường hợp nào được sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ?

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa dịp lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị... Các trường hợp khác đều bị cấm.

Bộ Công an cho biết hiện nhiều người vẫn chưa hiểu rõ thế nào là pháo hoa và pháo hoa nổ, những trường hợp nào được sử dụng 02 loại pháo này. Điều đó dẫn đến vi phạm về mua bán và sử dụng pháo trái phép ngày càng gia tăng, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Giải đáp nội dung trên, Bộ Công an dẫn Điều 3, Nghị định số 137/2020 ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo, quy định pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Còn pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi cho tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.

Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ. Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120m. Còn pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90mm hoặc tầm bắn trên 120m.

Theo cơ quan chức năng, các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ quy định tại Điều 11, sử dụng pháo hoa quy định tại Điều 17, Nghị định số 137/2020.

Cụ thể, cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Pháp luật quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ được đốt pháo hoa trong các dịp đặc biệt, không được phép sử dụng pháo nổ. Người vi phạm các quy định này có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 11, Nghị định 144/2021 ngày 31/12/2021 của Chính phủ. Mức phạt tiền từ 05 triệu đến 10 triệu đồng.

Về xử lý hình sự, người vi phạm sẽ bị truy cứu về tội "Gây rối trật tự công cộng", theo Điều 318, Bộ luật Hình sự. Chế tài gồm phạt tiền tối đa 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm.

Cùng chuyên mục

Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Mỗi cá nhân được cấp một mã số BHXH và mã số BHYT
Theo BHXH Việt Nam, thông qua việc kết nối, xác thực và chuẩn hoá cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, sẽ đảm bảo mỗi cá nhân chỉ có một mã số bảo hiểm xã hội (BHXH), một mã thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được bổ sung số định danh cá nhân, căn cước công dân, xác thực đúng với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...

Tin mới