Giá vàng ngày 23/4: Vàng trong nước tăng giảm trái chiều
Trước giờ mở cửa phiên sáng nay, giá vàng trong nước tăng giảm trái chiều nhau.
Giá vàng trong nước
Trước giờ mở cửa phiên sáng nay, giá vàng trong nước tăng giảm trái chiều nhau.
Cụ thể, giá vàng SJC là 69,80-70,50 triệu đồng/lượng, tăng phiên thứ hai liên tiếp thêm 100 nghìn đồng hai chiều so với cùng thời điểm phiên trước.
Giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội cũng đảo chiều tăng tiếp 150 nghìn đồng hai chiều lên 79,85-70,55 triệu đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu lúc này đã đảo chiều tăng 20 nghìn đồng mua vào nhưng vẫn tiếp tục giảm ở chiều bán ra phiên thứ 4 thêm 30 nghìn đồng khi niêm yết 55,93-56,58 triệu đồng/lượng.
Riêng giá giá vàng 9999 thương hiệu NPQ của Phú Quý sau một phiên tăng đã quay lại đà giảm khi mất 50 nghìn đồng đồng hai chiều còn 55,85-55,65 triệu đồng/lượng mua vào bán ra…
Giá vàng thế giới
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên tại Mỹ giảm 5,8 USD/ounce xuống 1.951,9 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 6/2022 trên sàn Comex New York giảm 7,4 USD xuống mức 1.948,2 USD/ounce.
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng khi các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thái độ cứng rắn hơn về việc thắt chặt chính sách tiền tệ, củng cố quan điểm rằng Fed sẽ tăng lãi suất một cách mạnh mẽ nhằm chống lại lạm phát tăng cao.
Phát biểu tại một hội nghị do Quỹ Tiền tệ Quốc tế tổ chức tại Washington D.C, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Jerome Powell, cho rằng cần tăng lãi suất với tốc độ nhanh hơn.
Vàng rất nhạy cảm với việc tăng lãi suất ngắn hạn của Mỹ cũng như đà tăng của lợi suất trái phiếu, điều này làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng vốn không sinh lời.
Số liệu kinh tế được công bố đã hỗ trợ giá vàng. Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại nước này ở mức 184.000 trong tuần kết thúc ngày 16/4, giảm 2.000 đơn so với tuần trước đó.