Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 12/03/2021 07:58 (GMT+7)

Hà Nội 'chốt' môn thi thứ tư vào lớp 10

Ngoài 3 môn: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Sở GDĐT Hà Nội vừa công bố môn thi thứ tư vào lớp 10 là Lịch sử.

Cụ thể, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2021-2022, thí sinh sẽ phải thực hiện 4 bài thi độc lập gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và Lịch sử.

Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh được tự chọn để đăng ký dự thi 1 trong các thứ tiếng: Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hàn. Thí sinh được đăng ký thi môn Ngoại ngữ khác với môn Ngoại ngữ đang học tại trường THCS.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2021-2022 sẽ diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/5 (ảnh minh họa).

Sở GDĐT cũng cho biết, các bài thi môn Toán và Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút/bài thi. Bài thi môn Ngoại ngữ và bài thi môn Lịch sử thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài 60 phút/bài thi. Bài thi trắc nghiệm sẽ có nhiều mã đề thi trong một phòng thi, đảm bảo nguyên tắc 2 thí sinh liền kề không trùng mã đề thi. Thí sinh làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm, kết quả bài thi của thí sinh trên phiếu trắc nghiệm được chấm bằng phần mềm máy tính.

Đề thi gồm các câu hỏi theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng thuộc chương trình THCS hiện hành của Bộ GDĐT, theo hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ GDĐT và của Sở GDĐT đã ban hành. Nội dung chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9 THCS.

Đề thi môn Toán và Ngữ văn đảm bảo 4 cấp độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cấp độ cao. Đề thi môn Ngoại ngữ và môn Lịch sử chủ yếu ở cấp độ nhận biết, thông hiểu và một số câu ở cấp độ vận dụng.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập không chuyên năm học 2021-2022 sẽ diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/5.

Cùng chuyên mục

Chính phủ đề xuất giảm tiếp 2% VAT đến hết năm 2024
Chính phủ vừa có Tờ trình số 177/TTr-CP gửi Quốc hội về kết quả thực hiện việc giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Đề xuất sửa đổi quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 97 dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Tin mới