Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ bảy, 10/09/2022 15:31 (GMT+7)

Hà Nội duyệt chỉ giới đỏ nút giao Vành đai 4 - Đại lộ Thăng Long

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3120/QĐ-UBND về việc phê duyệt chỉ giới đường đỏ nút giao giữa đường Vành đai 4 với Đại lộ Thăng Long.

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3120/QĐ-UBND về việc phê duyệt chỉ giới đường đỏ nút giao giữa đường Vành đai 4 với Đại lộ Thăng Long, tỷ lệ 1/500.

Chỉ giới đường đỏ nút giao giữa đường Vành đai 4 với Đại lộ Thăng Long do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập, được Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội thẩm định, có vị trí giao giữa đường Vành đai 4 với Đại lộ Thăng Long, đoạn qua huyện Hoài Đức.

Chỉ giới đường đỏ của nút giao được xác định thông qua các thông số kỹ thuật, kích thước, kết hợp với nội suy và các điều kiện khống chế thể hiện chi tiết trên bản vẽ. Đối với Đại lộ Thăng Long nằm ngoài phạm vi nút giao, sẽ được xác định theo hồ sơ chỉ giới đường đỏ tuyến đường được cấp thẩm quyền phê duyệt.

tm-img-alt
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Cũng theo Quyết định số 3120/QĐ-UBND, quá trình triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng cần tiếp tục rà soát chỉ giới đường đỏ nút giao trong dự án. Trong trường hợp có sự thay đổi, vi chỉnh, cho phép cập nhật chỉ giới đường đỏ điều chỉnh tuyến đường vào báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng để trình duyệt và cập nhật vào các hồ sơ bản vẽ khác có liên quan.

UBND thành phố giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc kiểm tra, xác nhận bản vẽ chỉ giới đường đỏ nút giao theo Quyết định phê duyệt của UBND thành phố. Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội có trách nhiệm tổ chức công bố công khai chỉ giới đường đỏ nút giao được duyệt và bàn giao hồ sơ chỉ giới đường đỏ được duyệt cho UBND huyện Hoài Đức và các đơn vị liên quan để các tổ chức, cá nhân có liên quan được biết, thực hiện…

Việc cắm mốc giới nút giao sẽ được thực hiện đồng thời với việc thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng thuộc dự án thành phần bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đoạn tuyến trên địa phận thành phố Hà Nội để tránh lãng phí, chồng chéo trong công tác cắm mốc giới và do chủ đầu tư được giao dự án.

Đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội dài khoảng 112,8 km, chia thành 7 dự án thành phần. Tổng mức đầu tư dự án là 85.813 tỷ đồng. Nhu cầu sử dụng đất sơ bộ khoảng 1.341 ha. Công trình được chuẩn bị đầu tư năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026, khai thác năm 2027.

Cùng chuyên mục

Mức thu nhập được mua nhà ở xã hội
Điều kiện về thu nhập là một trong những điều kiện bắt buộc và là yếu tố quan trọng quyết định xem người dân có thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội hay không. Vậy, năm 2025, thu nhập bao nhiêu thì được mua nhà ở xã hội?
Đất tranh chấp có chuyển nhượng được không?
Tranh chấp đất đai diễn ra với nhiều biểu hiện khác nhau, trong đó tranh chấp ranh giới giữa những người sử dụng đất liền kề, hàng xóm, láng giềng là phổ biến nhất. Vậy, khi xảy ra tranh chấp đất đai với hàng xóm thì có chuyển nhượng được không?
Cảnh báo lừa đảo nhận làm hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại Đà Nẵng
Mới đây, Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng đã có công văn chấn chỉnh công tác xác nhận, tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ đăng ký thuê hoặc mua nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố. Theo đó, Sở Xây dựng Đà Nẵng khuyến cáo các cá nhân, hộ gia đình cảnh giác với các thông tin lừa đảo, nhận làm hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội.

Tin mới

Cư dân Vinhomes: “Mở cửa bước vào nhà đã thấy ấm êm, hạnh phúc”
“Chỉ cần mở cửa bước vào là đã thấy ấm êm, hạnh phúc”, “mua một ngôi nhà thì dễ, mua một không gian sống như Vinhomes mới khó”, “từ các anh bảo vệ cho tới các chị lao công, ai cũng gần gũi như thể người nhà”… những cảm xúc bình dị cho tới niềm hạnh phúc trước đây chưa từng trải nghiệm là chất men khiến mỗi cư dân Vinhomes thêm yêu nơi mình sống hơn mỗi ngày.
Người dân cần nâng cao cảnh giác với tình trạng lừa đảo kêu gọi ủng hộ từ thiện qua mạng xã hội
Theo đại diện Bộ Công an, việc cá nhân, tổ chức đứng ra kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ những trường hợp khó khăn, gặp bệnh hiểm nghèo là nghĩa cử cao đẹp, nhân văn, đúng với truyền thống dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo cần phải tuân thủ theo đúng quy định pháp luật.