Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Chủ nhật, 20/02/2022 09:08 (GMT+7)

Hà Nội phân luồng điều trị cho trẻ em mắc COVID-19 như thế nào?

Bạn đọc hỏi: Trẻ em mắc COVID-19 tại Hà Nội được phân đến các tuyến điều trị như thế nào?

Theo Công văn hướng dẫn mới nhất của Sở Y tế Hà Nội về phân luồng tiếp nhận, điều trị người bệnh COVID-19, Sở Y tế Hà Nội đã có hướng dẫn phân tầng điều trị đối với trẻ em mắc COVID-19. Cụ thể:

Thực hiện điều trị tại nhà (tầng 1) với trẻ trên 3 tháng tuổi.

tm-img-alt
Điều trị cho trẻ em mắc COVID-19 tại nhà. Ảnh: Trung Nguyên.

Trẻ không đủ điều kiện điều trị tại nhà, được điều trị tại cơ sở thu dung quận, huyện.

Trẻ có bệnh nền không ổn định hoặc thể trạng béo phì, trẻ dưới hoặc bằng 3 tháng tuổi được điều trị tại bệnh viện đa khoa có giường bệnh điều trị nhi khoa.

Trẻ mắc COVID-19 thuộc tầng 2 với mức độ trung bình được điều trị tại các bệnh viện đa khoa có khoa nhi; bệnh viện Trung ương, bộ, ngành.

Trẻ mắc COVID-19 thuộc tầng 3 được điều trị tại các cơ sở: Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Hà Đông, Bệnh viện Đức Giang, Bệnh viện Xanh Pôn, Bệnh viện Sơn Tây, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh viện Trung ương, bộ, ngành.

Cũng theo hướng dẫn của Sở Y tế Hà Nội, với phụ nữ mang mắc COVID-19 được phân tầng điều trị như sau:

Người bệnh mang thai điều trị tại nhà (tầng 1) khi thai dưới 37 tuần, không bệnh nền, đã tiêm đủ vaccine; điều trị tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 (tầng 1) khi thai dưới 37 tuần chưa tiêm đủ vaccine bệnh nền ổn định; điều trị tại bệnh viện đa khoa có khoa sản khi thai dưới 37 tuần chưa tiêm đủ vaccine và có bệnh nền không ổn định.

Người bệnh mang thai điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (tầng 2) đối với sản phụ cần can thiệp chuyên khoa, thai bằng hoặc trên 28 tuần mức độ trung bình, nặng; hoặc điều trị tại bệnh viện đa khoa có khoa sản và bệnh viện trung ương, bộ, ngành.

Người bệnh mang thai thuộc tầng 3 được điều trị tại các bệnh viện: Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Hà Đông, Bệnh viện Đức Giang, Bệnh viện Xanh Pôn, Bệnh viện Sơn Tây, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh viện Trung ương, bộ, ngành.

Cùng chuyên mục

Viên uống tránh thai hàng ngày: Cẩm nang cho người mới bắt đầu (Phần 1)
Viên uống tránh thai hàng ngày là một phương pháp tránh thai hiệu quả và phổ biến được sử dụng bởi phụ nữ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nhiều người mới bắt đầu sử dụng viên uống tránh thai có thể cảm thấy bối rối và lo lắng về cách sử dụng, hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc.
Cơ thể sẽ ra sao khi chúng ta cắt giảm lượng đường?
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng như bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến cáo cần phải giảm bớt lượng đường bổ sung vì chúng gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta cắt giảm đường nạp vào cơ thể?
Nam giới có nên uống nước sắn dây?
Nước sắn dây là thức uống giải nhiệt hiệu quả, giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ gan, và tăng cường sức khỏe tim mạch. Đặc biệt, nam giới nên sử dụng để cải thiện sức khỏe.

Tin mới

Dừng lưu thông và truy xuất tận cùng nguồn gốc sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc
Đây là yêu cầu của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) ngay sau khi nhận được thông tin từ Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai về 5 trường hợp đang cấp cứu, điều trị tại Trung tâm do ngộ độc methanol, trong đó có một trường hợp từ Thái Nguyên và bốn trường hợp từ Thường Tín, Hà Nội cùng uống một loại rượu từ Thái Nguyên.