Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ bảy, 28/09/2024 10:03 (GMT+7)

Hà Nội tăng diện tích tách thửa tối thiểu lên 50m2

Ngày 27/9/2024, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định số 61/2024/QĐ-UBND, quy định các nội dung quan trọng liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố.

Hà Nội tăng diện tích tách thửa tối thiểu lên 50m2
Ảnh minh họa.

Quyết định số 61/2024/QĐ-UBND này có hiệu lực từ ngày 07/10/2024, áp dụng cho các cơ quan nhà nước, người sử dụng đất theo Luật Đất đai và các bên liên quan trong quản lý, sử dụng đất trên địa bàn.

Một trong những điểm đáng chú ý của quyết định này là các tiêu chí, điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất dưới 2ha đối với đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất sang mục đích khác.

Để thực hiện chuyển đổi, người sử dụng đất cần có phương án trồng rừng thay thế hoặc hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền trồng rừng theo quy định về lâm nghiệp; đồng thời, phải có phương án sử dụng tầng đất mặt phù hợp với pháp luật về trồng trọt.

Quyết định cũng đề cập đến việc rà soát, công bố công khai danh mục và quy trình giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp hoặc nằm xen kẹt, không có đường giao thông kết nối do Nhà nước quản lý.

Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện sẽ chủ trì việc đo đạc, xác định các thửa đất này và đề xuất phương án sử dụng phù hợp, báo cáo UBND cấp huyện. Trong đó, các thửa đất nhỏ hẹp, xen kẹt sẽ ưu tiên cho mục đích công cộng. Nếu không phù hợp, các thửa đất này có thể được giao hoặc cho thuê cho người sử dụng đất liền kề.

Danh mục các thửa đất này phải được công khai trong vòng 10 ngày làm việc sau khi phê duyệt, thông qua cổng thông tin điện tử của UBND cấp huyện và xã.

Thông tin cũng được thông báo trên báo chí, truyền hình và hệ thống truyền thanh cấp xã, đồng thời niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, khu vực công cộng.

Quyết định còn quy định rõ về việc công nhận quyền sử dụng đất ở đối với các thửa đất được hình thành trước và sau các thời điểm quan trọng.

Đối với thửa đất hình thành trước ngày 18/12/1980, diện tích công nhận đất ở sẽ bằng 5 lần hạn mức giao đất ở tối đa nhưng không vượt quá diện tích thực tế.

Đối với thửa đất hình thành từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 15/10/1993, hạn mức công nhận sẽ khác nhau tùy thuộc vị trí địa lý của thửa đất. Ví dụ, các quận có hạn mức 120m2, còn các xã miền núi là 500m2.

Về tách thửa đất ở, tại các phường, thị trấn, thửa đất phải có chiều dài và chiều rộng từ 4m trở lên, diện tích tối thiểu là 50m2.

Tại các xã vùng đồng bằng, diện tích sau tách phải không nhỏ hơn 80m2, ở vùng trung du là 100m2, vùng miền núi là 150m2. Điều này nhằm bảo đảm quy hoạch hợp lý, tránh chia nhỏ thửa đất quá mức.

Đối với đất phi nông nghiệp, việc tách thửa phải tuân thủ các điều kiện khắt khe.

Đất thương mại, dịch vụ tại phường, thị trấn phải có chiều dài và chiều rộng tối thiểu từ 4m và 10m trở lên, với diện tích ít nhất là 400m2.

Tại các xã, diện tích tối thiểu là 800m2 cho đất thương mại, dịch vụ.

Đất phi nông nghiệp không thuộc nhóm thương mại, dịch vụ cần diện tích tối thiểu 1.000m2 tại phường, thị trấn và 2.000m2 tại các xã.

Riêng đất nông nghiệp, thửa đất trồng cây hằng năm tại phường, thị trấn cần diện tích tối thiểu 300m2, cây lâu năm 500m2 và rừng sản xuất 5.000m2. Tại các xã, diện tích tương ứng là 500m2, 1.000m2 và 5.000m2. Quy định này giúp bảo đảm quy mô canh tác hợp lý, tránh việc chia nhỏ gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Nếu người sử dụng đất muốn dành một phần để làm lối đi, thửa đất phải bảo đảm lối đi có chiều rộng mặt cắt ngang từ 3,5m trở lên tại phường, thị trấn và từ 04m trở lên tại các xã. Sau khi tách, thửa đất vẫn phải đáp ứng điều kiện về loại đất quy định trong Luật Đất đai.

Cùng chuyên mục

Hà Nội sẽ công khai những người bỏ cọc đấu giá đất
Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã ban hành văn bản gửi tới các sở, ngành, các quận, huyện, thị xã về công tác đấu giá quyền sử dụng đất. Theo đó, Hà Nội yêu cầu UBND cấp huyện lập danh sách các trường hợp trả giá cao hơn thị trường để trúng đấu giá nhưng không nộp tiền. Sau đó, danh sách này sẽ được công khai trên trang thông tin của các huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường.
Chung cư cũ bị nứt, nghiêng do bão: Trách nhiệm thuộc về ai?
Theo nhận định của Luật sư, việc nhà chung cư nói chung và chung cư cũ nói riêng xuất hiện các vấn đề như thấm dột, nứt tường, thậm chí sập trần trong trận bão số 3 vừa qua tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người sử dụng trách nhiệm của các bên liên quan sẽ phải xem xét theo từng trường hợp cụ thể.
Hà Nội đưa tình trạng ngập úng khi mưa lớn vào tiêu chí xác định giá đất
Một trong những nội dung đáng chú ý tại Quyết định số 55/2024/QĐ-UBND về xác định giá đất cụ thể trên địa bàn thành phố có điều kiện về cấp thoát nước, cấp điện. Điều kiện này dựa trên tiêu chí về khu vực cấp nước, cấp điện ổn định hay không ổn định và tình trạng ngập úng khi lượng mưa lớn.
Nhà ở riêng lẻ tại TP. HCM được xây tầng hầm
Theo quyết định mới của UBND TP. HCM, nhà thấp tầng, riêng lẻ tại địa phương này được xây tầng hầm làm bãi đậu xe, kỹ thuật, nhà xây hai tầng hầm trở lên cần lập quy hoạch chi tiết hoặc quy hoạch tổng mặt bằng.
Các trường hợp được sử dụng phí bảo trì chung cư
Kinh phí bảo trì chung cư chỉ được sử dụng để bảo trì, thay thế các hạng mục, trang thiết bị thuộc phần sở hữu chung của nhà chung cư theo kế hoạch bảo trì được Hội nghị nhà chung cư thông qua. Ban quản trị nhà chung cư không được sử dụng kinh phí bảo trì này vào mục đích quản lý vận hành nhà chung cư và các mục đích khác.

Tin mới

Bảo đảm tính minh bạch, khách quan trong quy định về dạy, học thêm
Học thêm và dạy thêm là nhu cầu có thực và đang được tổ chức với nhiều hình thức khác nhau ở trong và ngoài nhà trường. Vì vậy, dự thảo Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm, xin ý kiến góp ý từ 22/8 đến 22/10/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đang nhận được sự quan tâm của giáo viên và phụ huynh Nghệ An.