Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 14/11/2023 11:35 (GMT+7)

Hà Nội yêu cầu kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

UBND TP. Hà Nội đã ban hành văn bản số 3775/UBND-KGVX yêu cầu các sở, ban, ngành chức năng, địa phương cùng hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn có trách nhiệm tăng cường kiểm soát chi phí KCB BHYT.

Hà Nội yêu cầu kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Ảnh minh họa.

Cụ thể, 9 tháng năm 2023, số chi KCB BHYT tại các cơ sở KCB BHYT trên địa bàn Hà Nội tăng rất cao so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 81% dự toán chi KCB BHYT Chính phủ giao năm 2023. Điều này dẫn đến nguy cơ chi BHYT vượt dự toán. Trước thực trạng nêu trên, UBND TP Hà Nội yêu cầu các bên liên quan tăng cường kiểm soát chi KCB BHYT. Trong đó, Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính và cơ quan có liên quan quản lý, sử dụng có hiệu quả Quỹ BHYT, phòng chống hành vi trục lợi, lạm dụng nguồn quỹ.

Căn cứ vào kết quả giám định BHYT, phân tích dữ liệu chi phí KCB các bên kiên quyết từ chối thanh toán BHYT với các chi phí không hợp lý, sai quy định. Cùng với đó, các bên thực hiện nghiêm quy định về tạm ứng, thanh quyết toán chi phí KCB BHYT… Thực hiện chuyên môn KCB, Sở Y tế Hà Nội có trách nhiệm yêu cầu các cơ sở KCB chỉ định thuốc, xét nghiệm, dịch vụ kỹ thuật đối với bệnh nhân BHYT đúng quy định, quy trình chuyên môn. Đồng thời, chỉ đạo các cơ sở y tế tuyến TP tập trung KCB theo tuyến chuyên môn kỹ thuật, các bệnh mà tuyến dưới không thực hiện được.

Ngoài ra, tuyến y tế cơ sở cần nâng cao chất lượng KCB BHYT, tiến hành tư vấn cho bệnh nhân KCB BHYT đúng tuyến để vừa bảo đảm quyền lợi cho bệnh nhân, vừa giảm tải cho cơ sở y tế tuyến trên. Ngoài ra, Sở Y tế Hà Nội có trách nhiệm chỉ đạo các cơ sở y tế cung ứng đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT…

Đối với các cơ sở KCB gia tăng chi phí BHYT với số tiền lớn, Sở Y tế Hà Nội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với BHXH thành phố Hà Nội tổ chức thanh tra, kiểm tra liên ngành về nội dung này. Đặc biệt, các cơ sở y tế không để người bệnh BHYT phải tự mua thuốc, vật tư y tế trong phạm vi được hưởng quyền lợi BHYT. Mọi thông tin, dữ liệu điện tử về chi phí KCB BHYT phải được trích chuyển kịp thời, làm căn cứ cho các bên liên quan đối chiếu, rà soát.

Cùng chuyên mục

Viên uống tránh thai hàng ngày: Cẩm nang cho người mới bắt đầu (Phần 1)
Viên uống tránh thai hàng ngày là một phương pháp tránh thai hiệu quả và phổ biến được sử dụng bởi phụ nữ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nhiều người mới bắt đầu sử dụng viên uống tránh thai có thể cảm thấy bối rối và lo lắng về cách sử dụng, hiệu quả và tác dụng phụ của thuốc.
Cơ thể sẽ ra sao khi chúng ta cắt giảm lượng đường?
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng như bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến cáo cần phải giảm bớt lượng đường bổ sung vì chúng gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta cắt giảm đường nạp vào cơ thể?
Nam giới có nên uống nước sắn dây?
Nước sắn dây là thức uống giải nhiệt hiệu quả, giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ gan, và tăng cường sức khỏe tim mạch. Đặc biệt, nam giới nên sử dụng để cải thiện sức khỏe.

Tin mới

Dừng lưu thông và truy xuất tận cùng nguồn gốc sản phẩm rượu nghi ngờ gây ngộ độc
Đây là yêu cầu của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) ngay sau khi nhận được thông tin từ Trung tâm chống độc - Bệnh viện Bạch Mai về 5 trường hợp đang cấp cứu, điều trị tại Trung tâm do ngộ độc methanol, trong đó có một trường hợp từ Thái Nguyên và bốn trường hợp từ Thường Tín, Hà Nội cùng uống một loại rượu từ Thái Nguyên.