Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ tư, 09/11/2022 20:00 (GMT+7)

Hỗ trợ 500.000 đồng dịp Tết Quý Mão cho lao động có hoàn cảnh khó khăn

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Kế hoạch 266/KH-TLĐ về việc tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Với phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã lên kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Theo đó, công đoàn cơ sở căn cứ vào nguồn lực hiện có, tự quyết định mức chi chăm lo cho đoàn viên, người lao động.

tm-img-alt

Ảnh minh họa.

Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, trên cơ sở số lượng đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn được phân bổ để chăm lo (bằng 10% tổng số đoàn viên đơn vị đang quản lý), nguồn kinh phí thực hiện từ kinh phí dự phòng và sử dụng quỹ hoạt động thường xuyên hiện có để thực hiện chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, mức hỗ trợ là 500.000 đồng/người chi bằng tiền mặt.

Đối với đơn vị có nguồn thu xã hội hóa, cân đối nguồn thu, chi thường xuyên trong năm có thể chủ động chi cao hơn, phần chi cao hơn có thể bằng tiền mặt hoặc hiện vật.

Đối với đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tiếp tục được Tổng Liên đoàn có kế hoạch thăm, tặng quà riêng với sự tham gia của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn, các ban, bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo địa phương.

Đối với hoạt động mời Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới thăm, chúc tết, tặng quà, động viên đoàn viên, lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Tổng Liên đoàn chuẩn bị các suất quà gồm 1 triệu đồng tiền mặt và 300.000 đồng hiện vật là nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu Tết.

Ngoài ra, Tổng Liên đoàn yêu cầu Công đoàn các cấp chủ động tham gia với các cơ quan chức năng nắm chắc tình hình, kiểm tra, giám sát người sử dụng lao động trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ tiền lương, tiền thưởng trong dịp Tết; kịp thời phát hiện và có các giải pháp đảm bảo quyền lợi của đoàn viên, người lao động ở các doanh nghiệp gặp khó khăn, nợ lương, không có khả năng trả thưởng, chủ bỏ trốn hoặc giải thể, phá sản….

Đối với chính sách hỗ trợ, tặng quà sẽ ưu tiên đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mắc bệnh hiểm nghèo, thiên tai, bão lũ; đoàn viên, người lao động thiếu, mất việc làm; đoàn viên, người lao động thuộc đối tượng gia đình chính sách hoặc nhiều năm chưa có điều kiện về quê sum họp với gia đình trong dịp Tết nguyên đán; đoàn viên, người lao động không về quê đón Tết để làm việc, lao động, sản xuất.

Cùng chuyên mục

Đề xuất sửa đổi quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 97 dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Thị xã Gò Công thay “áo mới”
Ngày 1/5/2024 là ngày thị xã Gò Công chính thức trở thành thành phố Gò Công theo Nghị quyết số 1013/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội…

Tin mới

Khu vực Hà Nội, ngày có mưa vài nơi
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện qua phân tích trên ảnh mây vệ tinh, ảnh rada thời tiết và số liệu định vị sét cho thấy vùng mây đối lưu đang phát triển và gây mưa cho các quận, huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai.
Đề xuất sửa đổi quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 97 dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.