Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 03/10/2019 02:26 (GMT+7)

Khách sạn ‘khủng’ trên núi Tam Đảo: ‘Không có sổ đỏ vĩnh viễn’

Ông Lê Xuân Trường khẳng định khu đất xây khách sạn ‘khủng’ trên núi Tam Đảo được cấp sổ đỏ vĩnh viễn. Nhưng, một lãnh đạo Sở TN&MT tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định không có sổ đỏ vĩnh viễn.

Liên quan đến khách sạn “khủng” trên núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc), sáng 2/10, trả lời PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Trường, Chủ tịch của Công ty Cổ phần đầu tư Lạc Hồng (chủ nhân của khách sạn) khẳng định đất để xây khách sạn được cấp “sổ đỏ vĩnh viễn”.

“Chúng tôi có sổ đỏ vĩnh viễn vì tôi mua lại khu đất này. Ngày xưa khu đất này là cái dinh nghỉ hè của toàn quyền Đông Dương. Từ năm 1931, tòa dinh thự này đã mọc lên. Đến năm 1947 thì dinh bị phá. Năm 1992, một doanh nghiệp có tên Thành An mua lại khu này. Sau đó do kinh tế khó khăn, đến năm 2010, họ bán lại cho công ty tôi”, ông Trường nói.

khach san khung tren nui tam dao khong co so do vinh vien
Khách sạn trên núi Tam Đảo của Công ty Cổ phần đầu tư Lạc Hồng. Ảnh internet.

Về vấn đề này, chiều 2/10, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã liên hệ với ông Phan Tuệ Minh - Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Vĩnh Phúc. Trao đổi với PV, ông Minh khẳng định không có sổ đỏ vĩnh viễn, nếu là đất ở, đất công trình công cộng thì chỉ được cấp sổ đỏ lâu dài.

“Đất được giao lâu dài là đất ở, đất công trình công cộng. Còn các loại đất khác có thời hạn hết. Bâu giờ không mở hồ sơ ra tôi cũng không khẳng định được đó là đất gì. Tôi sẽ tra vào hồ sơ để xem đất khách sạn là đất loại nào”, ông Minh nói.

Theo Giám đốc Sở TN&MT, thời hạn sử dụng đất có thể là không quá 50 năm, không quá 70 năm và lâu dài. Nếu nguồn gốc đất là lâu dài thì mới được cấp sổ đỏ lâu dài theo điều 127 chứ không có sổ đỏ vĩnh viễn.

Vị này nói thêm, việc xây dựng khách sạn “khủng” trên Tam Đảo phải có đánh giá tác động môi trường. Trước khi xây dựng, chủ đầu tư phải đánh giá tác động môi trường. Hơn nữa, việc xây dựng công trình lớn như vậy phải xin cấp phép xây dựng. Khi chúng tôi ngỏ ý xin tiếp cận đánh giá tác động môi trường, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy phép xây dựng, ông Minh yêu cầu PV làm văn bản.

Được biết, khách sạn “khủng” đến thời điểm này đã hoàn thành, chủ đầu tư đang hoàn thiện nội thất và có thể đưa vào khai thác trong 1 năm tới.

Theo giới thiệu, lâu đài khách sạn này được thiết kế theo phong cách châu Âu, với diện tích gần 3.000m2, gồm 9 phòng vip, tổng mức đầu tư khoảng 320 tỷ đồng, nội thất mang phong cách Ý.

Công ty cổ phần đầu tư Lạc Hồng được thành lập từ năm 2003 có trụ sở tại số 85 Lê Văn Lương, quận Thanh Xuân, Hà Nội do ông Lê Xuân Trường (nắm 52,14% vốn điều lệ) làm Chủ tịch HĐQT. Tính đến cuối năm 2015, vốn điều lệ của công ty này là 81 tỷ đồng.

Công ty cổ phần đầu tư Lạc Hồng hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng với nhiều công trình như: Trụ sở Văn phòng Quốc hội, Bộ Ngoại giao, trụ sở Bộ Công an, trụ sở Thông tấn xã Việt Nam, Trung tâm Hội nghị quốc gia...

Cùng chuyên mục

Đại công trường sân bay Long Thành thi công xuyên Tết
Trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các nhà thầu Dự án sân bay Long Thành tổ chức hàng trăm mũi thi công với trên 7.000 chuyên gia, kỹ sư, công nhân, người lao động và gần 3.000 thiết bị thi công. Các đơn vị duy trì ít nhất 70% lực lượng nhân công, xe máy để thi công xuyên Tết.
Chọn “Thời điểm Vàng” đầu tư Vinhomes Royal Island đảo Vũ Yên, Hải Phòng
Hải Phòng không chỉ nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ mà còn là địa điểm thu hút đầu tư bất động sản bởi các dự án hàng đầu trên thị trường. Trong số đó, Dự án Khu đô thị Vinhomes Royal Island là một dự án “HOT” đang nhận được sự quan tâm đặc biệt từ giới đầu tư miền Bắc năm 2024.

Tin mới

Không tái ký hợp đồng lao động, công ty phải báo trước bao nhiêu ngày?
Theo quy định của pháp luật, công ty phải thông báo trước bao lâu về thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động để người lao động được biết? Trường hợp, mai hết hạn hợp đồng lao động nhưng nay công ty mới thông báo cho người lao động về việc không ký tiếp hợp đồng thì có được hay không?
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào?