Khí áp xuống thấp ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Ở hầu hết các vùng của Việt Nam, trong hôm nay và ngày mai (29-30/5), khí áp xuống mức dưới 1000 hPa (so với mức khí áp có lợi cho sức khỏe con người là 1013 hPa).
Áp suất không khí hay còn gọi là áp suất khí quyển là trọng lượng hay lực của không khí xung quanh chúng ta. Trong lượng của không khí tăng hay giảm tuỳ thuộc vào nhiệt độ, độ cao, mật độ cũng như độ ẩm trong không khí.
Áp suất khí quyển thường được đo bằng phong vũ biểu. Trong phong vũ biểu, cột áp suất thuỷ ngân trong ống thuỷ tinh tăng lên hay giảm xuống khi trọng lượng khí quyển có sự thay đổi. Áp suất không khi tăng thường mang lại thời tiết tốt hơn, còn khi áp suất không khí giảm thời tiết thường xấu đi.
Các chất khí nằm trong dạ dày - ruột sẽ giãn nở khi áp lực không khí giảm. Kết quả là các cơ bị căng lên, khiến ta ăn kém ngon và quá trình tiêu hóa cũng bị rối loạn. Ngoài ra, khi áp suất khí quyển giảm, cơ hoành bị nâng lên cao, có khả năng gây khó thở và ảnh hưởng tới hoạt động tim mạch. Một số bệnh nhân lao, xơ vữa động mạch... sẽ càng nhạy cảm với sự dao động khí áp. Đặc biệt, khi áp suất khí quyển hạ thấp đột ngột hoặc rất thấp, điện trở của da lớn hơn bình thường rất nhiều và ngược lại.
Những dấu hiệu được cho là hiệu quả của sự thay đổi áp suất khí quyển có thể xuất hiện ngay từ vài giờ trước khi xảy ra những biến chuyển thời tiết liên quan.
Thời tiết luôn luôn là sự diễn biến phối hợp của nhiều yếu tố và sự thay đổi một thành phần này không thể không kéo theo những thay đổi của các thành phần khác liên quan. Bởi vậy, nhiều nhà y học cho rằng hiệu ứng sinh học của thời tiết thường xảy ra trong sự kết hợp với hàng loạt yếu tố khí hậu.
TS Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia về biến đổi khí hậu và cảnh báo thiên tai cho biết, hôm nay và ngày mai (30/5) khí áp xuống rất thấp ở hầu hết các vùng của Việt Nam, xuống mức dưới 1000 hPa (so với mức khí áp có lợi cho sức khỏe con người là 1013 hPa).
Khí áp thấp kết hợp trời không có gió, nẫu (một kiểu nóng không do ánh nắng gắt của Mặt Trời tạo ra mà do áp thấp nóng gây ra) khiến cơ thể cảm giác khó chịu, huyết áp giảm và có thể có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt. Thấy nóng trong người nhưng khó thoát mồ hôi.
Khí áp (áp suất không khí) là trọng lượng toàn bộ cột không khí tác dụng lên một đơn vị diện tích. Tại mặt đất, khí áp trung bình các nơi từ 1000-1020mb và giảm dần theo độ cao. Hệ thống khí áp chính chi phối thời tiết Việt Nam gồm các trung tâm khí áp hoạt động quanh năm và các trung tâm khí áp hoạt động theo mùa.
Các nhà khoa học về khí quyển cho rằng khi bầu khí quyển thay đổi như xuất hiện giông, bão, tuyết…Đều ẩn chứa những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Khi áp suất không khí thay đổi không chỉ con người sinh học ảnh hưởng mà cả tâm lý, tình cảm, nhận thức của con người cũng ít nhiều chịu tác động. Môt số biểu hiện cụ thể như:
Đau nửa đầu
Đau nửa đầu là một triệu chứng phổ biến khi áp suất khí quyển xuống thấp. Bởi áp suất thấp sẽ tạo ra sự chênh lệch áp suất giữa không khí và các xoang trong cơ thể dẫn đến tình trạng đau nửa đầu hoặc đau cả đầu. Biểu hiện này càng nghiêm trọng hơn khi các xong bị nghẽn do viêm, dịch, mủ…
Đau khớp
Một số người cho biết, họ cảm thấy đau khớp nhiều hơn khi áp suất khí quyển giảm. Khi áp suất cho phép các mô trong khớp giãn nở tạo áp lực cho khớp, độ ẩm tăng cũng góp phần gây nên sưng mỏi khớp.
Đồng thời nhiệt độ thấp cũng có thể làm cho chất lỏng bên trong túi khớp đặc hơn. Nên những người bị viêm khớp sẽ gặp tình trạng cứng khớp, dẫn đến khó khăn khi di chuyển.
Ngoài ra khi nhiệt độ giảm mạch máu bị co lại, khiến máu trong cơ thể lưu thông kém càng làm chân tay đau buốt, tê cứng hơn.
Huyết áp
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thời tiết thay đổi, ảnh hưởng rõ ràng, dễ nhận thấy là vấn đề huyết áp.
Khi áp suất không khí tăng lên thì huyết áp cũng tăng theo. Đối với một số người, khi huyết áp dao động thì họ sẽ cảm thấy chóng mặt hoặc buồn nôn thậm chí là nhìn mờ.
Đường huyết
Áp suất khí quyển giảm tác động lên cơ thể bạn có thể khiến máu đặc lại. Điều này dẫn đến sức đề kháng lớn hơn trong quá trình lưu thông của bạn.
Kết quả là lượng đường trong máu của bạn sẽ giảm nhanh chóng. Đối với người bị hạ đường huyết, việc giảm lượng đường trong máu nhanh chóng trong cơ thể rất nguy hiểm. Hiệu ứng này tương tự như việc tiêu thụ thực phẩm có lượng đường cao và sau đó gặp phải tình trạng thiếu đường. Vì vậy , việc theo dõi chế độ ăn uống của bạn khi thời tiết bất lợi là rất quan trọng.
Đối với bệnh nhân tiểu đường, điều quan trọng cần lưu ý là những thay đổi thời tiết sắp xảy ra. Những người này cũng phải đảm bảo rằng luôn có sẵn các phương pháp điều trị thích hợp. Sự cảnh giác này cũng rất cần thiết đối với những người bị mệt mỏi tuyến thượng thận .
Hen suyễn và dị ứng
Đối với những người mắc bệnh hô hấp như hen suyễn hay COPD có thể cảm thấy khó thở khi áp suất khí quyển thấp. Bởi áp suất thấp khiến phổi của họ khó nở ra và chứa đầy không khí hơn.
Cúm và cảm lạnh
Những thay đổi về áp suất không khí tạo ra môi trường thời tiết lạnh lý tưởng làm tăng khả năng lây truyền virus cảm lạnh.
Đặc biệt nếu bạn đang bị căng thẳng, khi đó nồng độ cortisol trong cơ thể sẽ tăng cao dẫn đến ức chế khả năng miễn dịch. Dẫn đến khả năng chống lại vi rút sẽ kém hơn nên bạn dễ mắc bệnh hơn.
Thay đổi tâm trạng
Một số người cho biết họ cảm thấy lo lắng hay cáu kỉnh hơn khi áp suất không khí thay đổi. Điều này có thể là do ảnh hưởng của áp suất không khí lên hệ thần kinh.
Rối loạn giấc ngủ
Một số người cũng khó ngủ trong thời gian áp suất khí quyển thay đổi. Điều này có thể là do ảnh hưởng của áp suất khí quyển lên các hormone như melatonin.
Tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ đau tim và đột quỵ tăng lên trong thời gian áp suất khí quyển thấp. Điều này có thể là do ảnh hưởng của áp suất khí quyển đến huyết áp và lưu lượng máu.