Lần đầu tiên có đề xuất mức lương tối thiểu giờ?
Lương tối thiểu giờ là khái niệm đều xuất hiện ở Bộ luật Lao động 2012 (đã hết hiệu lực) và Bộ luật Lao động năm 2019. Tuy nhiên, trước đến nay chưa từng có quy định cụ thể về mức lương tối thiểu giờ.
Mặc dù Bộ luật Lao động năm 2019 hay Bộ luật Lao động năm 2012 đều quy định về mức lương tối thiểu giờ nhưng từ trước đến nay, Chính phủ chỉ đưa ra mức lương tối thiểu vùng.
Cụ thể, tại khoản 1, Điều 91, Bộ luật Lao động năm 2012 nêu rõ, mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Ngoài ra, mức lương tối thiểu được xác định theo tháng, ngày, giờ và được xác lập theo vùng, ngành.
Đồng thời, khi Bộ luật Lao động 2012 hết hiệu lực và được thay thế bằng Bộ luật Lao động năm 2019 thì về mức lương tối thiểu giờ, khoản 2, Điều 91, Bộ luật Lao động đã quy định mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
Mặc dù là thế, tuy nhiên, từ trước tới nay, gần đây nhất, tại Nghị định 90/2020/NĐ-CP, Chính phủ chỉ quy định mức lương tối thiểu vùng là:
Như vậy, trước nay, nước ta chỉ áp dụng mức lương tối thiểu vùng mà chưa có mức lương tối thiểu theo tháng, giờ.
Tuy nhiên, mới đây, tại dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, Bộ LĐ-TB&XH đang lấy ý kiến có đề xuất mức lương tối thiểu theo giờ để bao quát được tất cả các khía cạnh của quan hệ lao động hiện nay.
Cụ thể, hiện nay, mức lương tối thiểu vùng mới chỉ khái quát đến mức độ vùng nhưng còn nhiều trường hợp, người lao động làm việc không trọn thời gian, linh hoạt và không ổn định, lâu dài để được áp dụng mức lương tối thiểu vùng.
Do đó, với những người lao động trên, việc có một mức lương tối thiểu theo giờ là hoàn toàn cần thiết để làm căn cứ thoả thuận trả lương cho người lao động làm các công việc linh hoạt về thời gian, trong thời gian ngắn tại các hộ gia đình, cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ.
Cụ thể, tại dự thảo này, Bộ LĐ-TB&XH đã đề xuất như sau:
Về áp dụng mức lương tối thiểu, căn cứ các hình thức trả lương trong Bộ luật Lao động, dự thảo Nghị định quy định lương tối thiểu tháng được áp dụng đối với người lao động trả lương theo tháng, lương tối thiểu giờ được áp dụng đối với người lao động trả lương theo giờ.
Đối với hình thức trả lương khác (theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán) thì do doanh nghiệp lựa chọn quy đổi sang mức lương tháng hoặc giờ bảo đảm không thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ.