Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 14/04/2020 10:12 (GMT+7)

Mất dấu F0 ở Hạ Lôi, Hà Nội yêu cầu 7.000 hiệu thuốc khai báo người mua thuốc cảm, sốt

Trước tình hình chưa thể xác định được F0 trên địa bàn TP. Hà Nội, chiều ngày 13/4, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội – Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu Sở Y tế rà soát, thông tin cho tất cả các bác sĩ, y tá, bệnh viện tư nhân, hiệu thuốc các trường hợp mua thuốc cảm, ho, sốt, khó thở phải yêu cầu khai báo y tế ngay lập tức, thông tin kịp thời cho trạm y tế phường để lấy mẫu xét nghiệm.

Hà Nội yêu cầu người mua thuốc cảm sốt khai báo y tế.

Bệnh nhân nhiễm Covid-19 được công bố vào sáng 13/4 (bệnh nhân thứ 262) là công nhân Công ty Samsung đóng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Qua xác định nhanh về quá trình di chuyển, bệnh nhân này có tiếp xúc gần với bệnh nhân 254 (là bác của bệnh nhân sinh sống trên địa bàn thôn Hạ Lôi). Tuy nhiên, một ý kiến khác lại cho rằng, hiện nay ở Hạ Lôi vẫn chưa xác định được dấu vết của F0. Vậy bệnh nhân 262 hoàn toàn có khả năng lây lan từ một ổ dịch khác. 

Bà Nguyễn Hương Giang – Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết: “Ngay tối 12/4 chúng tôi đã báo cáo ngay với Ban Chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế và tỉnh Bắc Ninh. Ngay lập tức tỉnh  Bắc Ninh đã  điều tra,  xác định được 101 trường hợp tiếp xúc gần (F1) là người ở nhiều tỉnh phía Bắc”.

Tại cuộc họp khẩn của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP. Hà Nội vào sáng 13/4 , ông Nguyễn Nhật Cảm – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội nhận định, ca mắc Covid-19 thứ 262 rất phức tạp về phòng chống dịch. “Điều đáng lo ngại là quãng thời gian từ khi bệnh nhân 262 có triệu chứng đến khi phát hiện bệnh rất dài, trong thời gian này anh vẫn đi làm”, ông Cảm cho biết.

Tính cả bệnh nhân 262, tính đến thời điểm này, tại ổ dịch Hạ Lôi, Mê Linh (Hà Nội) đã ghi nhận 12 trường hợp dương tính với Covid-19, trong đó ca bệnh 243 được phát hiện đầu tiên nhưng không phải là F0. 

Trước tình hình chưa thể xác định được F0 trên địa bàn TP. Hà Nội, chiều ngày 13/4, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội – Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu Sở Y tế rà soát, thông tin cho tất cả các bác sĩ, y tá, bệnh viện tư nhân, hiệu thuốc các trường hợp mua thuốc cảm, ho, sốt, khó thở phải yêu cầu khai báo y tế ngay lập tức, thông tin kịp thời cho trạm y tế phường để lấy mẫu xét nghiệm.

Ông Chung nhấn mạnh, đây là nhiệm vụ tham gia phòng, chống dịch bệnh nếu hiệu thuốc nào để sót trường hợp này phải xử lý theo đúng quy định pháp luật. Những trường hợp để lọt có thể bị tước giấy phép vĩnh viễn.

Đồng thời, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cũng yêu cầu tất cả phòng khám tư nhân, các trạm y tế, cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn, khi thấy có các bệnh nhân ho, sốt, khó thở thì phải lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ, không bỏ lọt trường hợp nào.

Được biết thêm, ngày 14/4, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương ra thông báo có thêm 14 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh Covid-19. Các trường hợp trên sẽ tiếp tục được cách ly và theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo.

Như vậy, Việt Nam ghi nhận 265 ca mắc Covid-19, trong đó có 160 người đã khỏi bệnh. Các bệnh nhân còn lại đang được điều trị tích cực tại các cơ sở y tế trong cả nước.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, về tình hình điều trị các ca bệnh nặng:
– BN161 đã mở khí quản theo tư vấn của Hội chẩn Quốc gia;
– BN19 vẫn trong tình trạng nguy kịch nhưng tiến triển tốt hơn;
– BN91 vẫn trong tình trạng nguy kịch, phổi trên phim XQ mới nhất biểu hiện tổn thương phổi gan hoá nặng hơn, rối loạn đông máu đã điều chỉnh tạm ổn;
– Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 09 ca;
– Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 23 ca.

Cùng chuyên mục

Chính phủ đề xuất giảm tiếp 2% VAT đến hết năm 2024
Chính phủ vừa có Tờ trình số 177/TTr-CP gửi Quốc hội về kết quả thực hiện việc giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Đề xuất sửa đổi quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc chấm dứt làm việc đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 97 dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Tin mới