Mẹ chồng mất 3 năm nhưng năm nào con dâu cũng nhận được 5 triệu từ bà, hiểu ra mà khóc nghẹn
Không tháng nào tôi không nhận được 5 triệu từ mẹ chồng quá cố mà thật sự không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Tôi mồ côi bố mẹ từ khi còn nhỏ nên tuổi thơ phải ở với ông bà nội. Được cái thương con cháu nên ông bà dù nghèo túng cũng cho học lên đại học. Sau khi ra trường, tôi cũng có một công việc ổn định tại Hà Nội. Tôi cũng gặp và yêu anh - một người đàn ông hơn 3 tuổi. Quê anh ở Nam Định cách quê tôi 200km.
Nhà bạn trai cũng chỉ có 1 mẹ 1 con do bố anh mất từ lâu. Những tưởng nhà neo người như vậy, mẹ anh sẽ khắt khe lắm. Nhưng ngay từ những ngày đầu về nhà ra mắt, tôi đã rất yêu quý bà. Bởi bà sống rất hiền lành, gần gũi. Khi biết 2 đứa yêu nhau, bà còn thường xuyên gọi điện hỏi thăm rồi nhắc nhở ăn uống. Những ngày lễ, bà lại gọi điện giục tôi về chơi.
Yêu nhau 2 năm thì chúng tôi đi đến hôn nhân. Sau đám cưới, chúng tôi ở trên thành phố làm việc còn mẹ chồng ở quê. Cứ nửa tháng, vợ chồng lại kéo nhau về quê 1 lần. Những lần về, mẹ chồng vui lắm. Bà cứ nấu nướng cho nhiều món ngon và mua rất nhiều quà vặt về cho 2 con ăn.
Nhất là khi biết tôi có bầu, bà quan tâm từng ly từng tí một và giục thăm khám thai kỳ đều đặn. Khi tôi sinh, bà đón về quê chăm sóc suốt 6 tháng cho đến khi con dâu đi làm lại. Thậm chí khi tôi gửi con nhỏ để đi làm, không lên thành phố phụ con dâu chăm cháu được, bà còn cho 3 triệu hỗ trợ tiền gửi trẻ. Tôi không nhận bà cứ đưa:
“Cứ cầm lấy mà nuôi con, mẹ ở quê cũng chỉ có một thân một mình chẳng tiêu pha nhiều. Mẹ chỉ có chúng mày thôi, không cho con cháu thì cho ai”.
Cuộc sống đang yên ổn như vậy thì khi con được 3 tuổi, chồng tôi mất vì tai nạn nghề nghiệp. Từ khi con trai mất, dù đau đớn nhưng mẹ chồng càng thương con dâu góa và cháu nội hơn. Nghe lời bà, mẹ con tôi chuyển về quê sống để 3 thành viên nương tựa vào nhau. May mắn tôi cũng tìm được công việc tại 1 công ty nhưng mức lương thì thấp hơn khá nhiều, chỉ khoảng 7 triệu/tháng.
2 năm sau ngày chồng mất, mẹ chồng tôi cũng ra đi. Trước khi mất, bà để lại hết đất đai, nhà cửa cho 2 mẹ con tôi. Nhưng có 1 điều lạ mà tôi băn khoăn mãi đó là từ ngày mẹ chồng mất, tháng nào tôi cũng nhận được 5 triệu của bà gửi vào tài khoản đều đặn. Tận đến ngày giỗ năm thứ 3 của bà đợt rồi, dì chồng mới tiết lộ với cháu dâu:
“Mẹ chồng con đi để lại cho 2 mẹ con con 1 tỷ. Bà ấy nhờ mỗi tháng dì chuyển vào tài khoản của con 5 triệu để hỗ trợ con nuôi cháu. Giờ bà ấy đã không còn, con hãy giữ lại số tiền này của bà ấy theo tâm nguyện trước khi mất nhé”.
Nghe dì chồng nói mà tôi ứa nước mắt. Dì kể lúc biết bản thân bệnh tật, bà đã bán đi 1 mảnh đất nhỏ trong làng ngày trước bà mua để chữa bệnh. Nhưng bệnh tiến triển quá nhanh, số tiền kia chỉ dùng đến 1 ít nên giữ lại cho con dâu góa chồng.
Bởi bà bảo hiểu tính con dâu, con dâu mất chồng và con đang nhỏ nên sẽ chưa nghĩ đến chuyện đi bước nữa. Nhưng trong tương lai xa khi cháu nội đã lớn hơn, con dâu có thể gặp được ai đó phù hợp mà muốn sống cuộc sống của mình. Vì thế, bà nhờ dì chồng khuyên hộ con dâu nên đi trữ trứng đông lạnh để mai này vẫn còn khả năng làm mẹ bất cứ lúc nào.
Mẹ chồng tôi tốt quá, bà vẫn yêu thương con cháu đến tận lúc mất. Bà còn lo xa việc đi trữ trứng – điều mà tôi còn chưa bao giờ nghĩ đến. Nhận số tiền cuối cùng của bà để lại mà tôi khóc nghẹn. Không biết tôi có nên nghe theo di nguyện của bà đi trữ trứng đông lạnh ở tuổi 33 không? Mà đông lạnh trứng là gì, khi nào cần tiến hành thủ thuật này?
Đông lạnh trứng là gì và khi nào cần tiến hành đông lạnh trứng?
Trữ đông trứng là kỹ thuật bảo quản trứng trong điều kiện lạnh sâu bằng ni tơ lỏng, trong thời gian dài để sử dụng về sau.
Hiện nay có 2 phương pháp chính bảo quản lạnh trứng là:
Phương pháp đông lạnh chậm hay hạ nhiệt độ theo chương trình: Phương pháp này hiện nay không còn được sử dụng trong thực hành lâm sàng, chỉ áp dụng trong nghiên cứu.
Phương pháp đông lạnh nhanh hay thủy tinh hóa (vitrification): Phương pháp này được sử dụng ở hầu hết các trung tâm thụ tinh ống nghiệm hiện nay.
Các chỉ định chính của đông lạnh trứng hiện nay bao gồm: hiến noãn, bảo tồn sinh sản cho bệnh nhân ung thư, tích trứng để ICSI, trì hoãn thời điểm mang thai, đông trứng theo nhu cầu xã hội...