Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Chủ nhật, 03/07/2022 10:34 (GMT+7)

Móng tay trắng hoặc nhợt nhạt có thể là dấu hiệu của bệnh gì?

Để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bạn, đôi khi chỉ cần nhìn vào móng tay.

Cơ thể con người là một thực thể kỳ diệu ở chỗ nó thường đưa ra một số gợi ý và triệu chứng bên ngoài cho thấy có điều gì đó không ổn bên trong.

Từ những thay đổi đối, từ kết cấu da đến những cảm giác bất thường và thay đổi về móng tay, có thể báo hiệu một số bệnh.

Theo Mirror, xem những thay đổi trên móng tay là một cách đơn giản để kiểm tra sức khỏe của bạn và có thể chỉ ra sự thiếu hụt vitamin, các vấn đề về gan hoặc bệnh tim nghiêm trọng.

Các chuyên gia sức khỏe cảnh báo nếu phát hiện móng tay chuyển sang màu nhợt nhạt hoặc trắng bệch thì bạn không nên bỏ qua.

Móng tay nhợt nhạt

Móng tay trắng hoặc nhợt nhạt có thể là dấu hiệu của bệnh gì? Ảnh 1

Mặc dù có thể do nhiều nguyên nhân khác, nhưng ngón tay và móng chân nhợt nhạt là dấu hiệu lão hóa phổ biến, các chuyên gia sức khỏe cho biết.

Trong một cuộc khảo sát bệnh nhân trên 60 tuổi, gần 3/4 đã có móng tay nhợt nhạt và xỉn màu.

Tuy nhiên, móng tay nhợt nhạt có thể chỉ ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn ở một số người.

Theo WebMD, móng tay rất nhợt nhạt đôi khi có thể là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như:

-Thiếu máu

-Suy tim sung huyết

-Bệnh gan

-Suy dinh dưỡng

Móng tay trắng

Tuy nhiên, nếu móng tay chủ yếu là màu trắng, với các đường viền sẫm màu hơn, điều này có thể cho thấy các vấn đề về gan, chẳng hạn như viêm gan.

Trắng toàn bộ móng thường xuất hiện ở những người có vấn đề về thận, nơi cơ thể bị thiếu protein.

Trang web On Health cho biết: “Móng tay màu trắng với một dải màu hồng ở đầu móng được gọi là móng Terry, và chúng có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Vùng bán nguyệt màu trắng ở chân móng tay của bạn được gọi là lunula, tiếng Latinh có nghĩa là 'mặt trăng nhỏ'".

Với móng Terry, không thể phân biệt được lunula với phần còn lại của móng và khi điều này xuất hiện, nó cho thấy các tĩnh mạch của cơ thể bạn đã thay đổi bên dưới móng tay của bạn”.

Móng tay trắng hoặc nhợt nhạt có thể là dấu hiệu của bệnh gì? Ảnh 2

Mặc dù móng Terry có thể gợi ý một tình trạng nghiêm trọng, nhưng nó cũng có thể xuất hiện ở người cao tuổi như một phần bình thường của quá trình lão hóa

Hãy gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào đối với màu sắc của móng tay, đặc biệt nếu bạn có bất kỳ tiền sử nào về bệnh tim hoặc gan.

Suy tim sung huyết

Suy tim sung huyết xảy ra khi các buồng tâm thất của tim không còn bơm máu tốt như bình thường. Đây thường là kết quả của việc tim quá cứng hoặc bị tổn thương do một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn khác.

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Da liễu Ấn Độ, sự thay đổi màu sắc trên móng tay của bạn là do "giảm mạch máu" khi tim không có khả năng bơm máu hiệu quả, cũng như "mô liên kết phát triển quá mức".

Cùng chuyên mục

Người bệnh không phải quay lại nơi chuyển để xin cấp lại giấy chuyển tuyến BHYT theo mẫu mới
Bộ Y tế vừa có văn bản về hướng dẫn thực hiện Thông tư số 01/2025/TT-BYT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT). Đây là văn bản quan trọng hướng dẫn việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho trên 13.000 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cả nước. Trong đó, Bộ Y tế hướng dẫn người bệnh không cần quay lại cơ sở khám, chữa bệnh nơi chuyển người bệnh đi để xin cấp lại giấy chuyển tuyến theo mẫu mới.
[Infographic] Các cách phòng bệnh hô hấp mùa đông xuân
Trong thời điểm giao mùa đông xuân và khi độ ẩm trong không khí giảm thấp - điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn và virus phát triển, chúng ta cần đặc biệt chú ý theo dõi sức khỏe và áp dụng các biện pháp phòng tránh hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc một số bệnh lý về đường hô hấp thường gặp, bảo vệ cơ thể toàn diện trước sự thay đổi thất thường của thời tiết.
Hơn 24.000 người khám, cấp cứu tai nạn nghi do giao thông trong 7 ngày nghỉ Tết
Ngày 1/2, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, tổng hợp tình hình khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn, ngộ độc từ báo cáo của các cơ sở khám chữa bệnh, các trường đại học, 63 Sở Y tế các tỉnh, thành phố và Y tế ngành trên toàn quốc trong 24 giờ qua và tổng hợp sơ bộ 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho thấy, số ca khám, cấp cứu; nhập viện, tử vong tai nạn nghi do giao thông giảm rõ rệt so với cùng kỳ năm 2024; khám, cấp cứu tai nạn nghi do pháo nổ cũng giảm.
Trong 4 ngày, 150.221 người được chữa khỏi bệnh về nhà ăn Tết
hông tin từ Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, chỉ trong 24 giờ, tính từ 7 giờ ngày 28/1 đến 7 giờ ngày 29/1/2025 (tức mùng 1 Tết Ất Tỵ), đã có 45.776 người bệnh được điều trị khỏi về nhà sum họp với gia đình trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Tính chung trong 4 ngày nghỉ Tết, đã có 150.221 người được chữa khỏi bệnh về nhà ăn Tết.

Tin mới

Căn cứ xác định thời gian làm thêm giờ của người lao động
Trong một năm, người này đi làm 48 ngày thứ Bảy và Chủ Nhật, tổng thời gian là 384 giờ. Trong đó có 30 ngày thứ Bảy, Chủ Nhật trực giao dịch theo đặc thù ngành, và 18 ngày làm các công việc phát sinh khác. Người lao động đã nghỉ bù 23 ngày, tính theo giờ lao động 08 giờ/ngày, tương đương 184 giờ. Vì thế, người lao động có được thanh toán tối đa 200 giờ làm việc ngoài giờ cho 25 ngày còn lại không?
Người bệnh không phải quay lại nơi chuyển để xin cấp lại giấy chuyển tuyến BHYT theo mẫu mới
Bộ Y tế vừa có văn bản về hướng dẫn thực hiện Thông tư số 01/2025/TT-BYT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT). Đây là văn bản quan trọng hướng dẫn việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu và chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho trên 13.000 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cả nước. Trong đó, Bộ Y tế hướng dẫn người bệnh không cần quay lại cơ sở khám, chữa bệnh nơi chuyển người bệnh đi để xin cấp lại giấy chuyển tuyến theo mẫu mới.
Indonesia đẩy mạnh nỗ lực chẩn đoán ung thư sớm
Ngày 4/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Indonesia Dante Saksono Harbuwono cho biết chính phủ nước này đã công bố Kế hoạch hành động quốc gia về ung thư 2024–2034 trên cơ sở xem xét tỷ lệ các ca bệnh gia tăng và gánh nặng phát sinh đối với ngành y tế.