Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ ba, 03/10/2023 10:48 (GMT+7)

Nền nhiệt của Nhật Bản cao bất thường trong tháng 9

Nhật Bản không chỉ trải qua mùa hè nóng kỷ lục trong vòng hơn 100 năm qua, mà nền nhiệt trong tháng 9 của nước này, vốn được xem là tháng dịu mát chuyển mùa từ hè sang thu, cũng cao bất thường.

Nền nhiệt của Nhật Bản cao bất thường trong tháng 9

Nhiệt độ trung bình của Nhật Bản trong tháng 9 cao hơn 2,66 độ C so với nhiệt độ trung bình cũng thời điểm hàng năm, mức cao nhất kể từ khi các dữ liệu được thu thập cách đây 125 năm.

Cụ thể, số liệu thống kê của JMA chỉ rõ nhiệt độ trung bình trong tháng 9 của Khu vực Bắc và Đông Nhật Bản tăng 3,1 độ C, Khu vực Tây Nhật Bản tăng 2,3 độ C, Khu vực quần đảo Okinawa tăng 0,8 độ C. Trong đó, thành phố Sendai/tỉnh Miyagi và thành phố Matsumoto/tỉnh Nagano ghi nhận mức tăng nhiệt độ lên tới 3,9 độ C so với trung bình hàng năm, tiếp đó là trung tâm thủ đô Tokyo với mức tăng 3,4 độ C và thành phố Himeji, tỉnh Hyogo với mức tăng 2,9 độ C.

Đáng chú ý, có tới 111 trên tổng số 153 điểm quan sát khí tượng trong cả nước ghi nhận mức nhiệt độ cao kỷ lục trong tháng 9 vừa qua. Hơn nữa, nền nhiệt nóng bất thường còn kéo dài đến cuối tháng 9, ví dụ thành phố Kuwana, thành phố Shizuoka, thành phố Kofu vẫn ghi nhận mức nhiệt trên 35 độ C trong ngày 28/9, đánh dấu tốc độ giảm nhiệt chậm nhất của tháng 9 từ trước đến nay.

Theo các chuyên gia khí hậu của JMA, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nắng nóng kỷ lục trong tháng 9 là do gió Tây dịch chuyển về phía Bắc kèm với hệ thống áp suất cao từ Thái Bình Dương mạnh lên ở phía Đông một cách bất thường, khiến cho không khí nóng dễ đàng bao phủ nên nhiều khu vực ở Nhật Bản.

Một yếu tố tác động khác là nhiệt độ mặt nước biển cũng duy trì ở mức cao. Do trong tháng 9, chỉ có 2 cơn bão xuất hiện ở vùng biển xung quanh Nhật Bản nên nước biển ít bị khuấy động, làm cho tốc độ giảm nhiệt của mặt nước biển chậm hơn mọi năm. Số liệu thống kê cho thấy, nhiệt độ mặt nước ở các vùng biển xung quanh Nhật Bản trong tháng 9 cao hơn trung bình hàng năm là 1,6 độ C, mức cao kỷ lục kể từ năm 1982.

Bước sang tháng 10, nhiệt độ trên toàn nước Nhật đã có phần dịu mát, xua đi không khí oi mức trong suốt tháng 9. Một đợt không khí lạnh cũng sẽ tràn xuống khu vực Honshu của Nhật Bản trong tuần tới nhưng nền nhiệt vẫn ở mức cao hơn trung bình hàng năm do tác động của hiện tượng El Nino và nhiệt độ mặt nước biển xung quanh Nhật Bản vẫn ở mức cao.

Một quan chức JMA bày tỏ quan ngại về những diễn biến bất thường của thời tiết trong năm nay và có thể trong nhiều năm tiếp theo do ảnh hưởng của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Tác động nó có thể đến ngay trước mắt khi nhiệt độ mặt biển cao làm gia tăng tốc độ bốc hơi nước và người dân Nhật Bản có thể sẽ phải ứng phó với một cơn bão bất thường trong tháng 10.

Cùng chuyên mục

Bão Mặt Trời mạnh nhất 20 năm tấn công Trái Đất
Bão Mặt Trời mạnh nhất hơn hai thập kỷ đã tấn công Trái Đất trong ngày 10/5, tạo ra những cảnh tượng ánh sáng cực quang ngoạn mục trên bầu trời, nhưng cũng mang đến nguy cơ làm gián đoạn các vệ tinh và lưới điện khi bão kéo dài đến cuối tuần.
Nắng nóng đe dọa an ninh lương thực ở Đông Nam Á
Để ứng phó với tình trạng nắng nóng kỷ lục ảnh hưởng đến nguồn cung lúa gạo, các quốc gia Đông Nam Á đang tìm cách phát triển các giống lúa chịu hạn, đa dạng hóa cây trồng và tăng cường hệ thống cảnh báo sớm.
Google đối mặt với vụ kiện 17 tỷ USD về quảng cáo tại Anh
Công ty mẹ Alphabet của Google đã hối thúc một tòa án ở London bác bỏ vụ kiện tập thể cáo buộc công ty này lợi dụng vị thế thống trị của mình trên thị trường quảng cáo trực tuyến. Đây là vụ kiện mới nhất nhằm vào các hoạt động kinh doanh của “gã khổng lồ” trong mảng tìm kiếm này.

Tin mới

Đề xuất bổ sung phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ là ngành nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại
Theo Bộ LĐ-TB&XH cho biết, cơ quan này đang hoàn thiện hồ sơ đề xuất ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong Công an nhân dân, trong đó có nghề, công việc phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.