Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Chủ nhật, 30/01/2022 11:00 (GMT+7)

Ngày 7/2, dự kiến hơn 17 triệu học sinh đến trường học trực tiếp

Theo dự kiến, đến ngày 7/2/2022, tổng số học sinh được đến trường là hơn 17,1 triệu học sinh (75,71%).

Thông tin từ Bộ GD&ĐT, tính đến 25/1/2022 cả nước có 14 tỉnh, thành phố cho học sinh trực tiếp đến trường; 30 tỉnh, thành dạy học trực tiếp, trực tuyến, qua truyền hình; 19 tỉnh, thành phố dạy học trực tuyến và qua truyền hình.

Tổng số học sinh được đến trường là hơn 15,6 triệu em, chiếm 69,3% học sinh cả nước.

Theo dự kiến, đến ngày 7/2/2022, tổng số học sinh được đến trường là hơn 17,1 triệu học sinh (75,71%). Trong đó:

Khối mầm non có 51/63 tỉnh/thành phố: 3.715.450/5.068.903, tỉ lệ 73.29%.

Khối tiểu học có 53/63 tỉnh/thành phố: 6.205.404/8.884.964, tỉ lệ 69.84%.

Khối trung học cơ sở có 57/63 tỉnh/thành phố: 4.451.774/5.704.300, tỉ lệ 78.0%.

Khối trung học cơ sở có 63/63 tỉnh/ thành phố: 2.751.650/2.751.650, tỉ lệ 100%.

Riêng khối đại học, cao đẳng có khoảng 91,1% số trường có kế hoạch tổ chức dạy học trực tiếp.

Ngày 7/2, dự kiến hơn 17 triệu học sinh đến trường học trực tiếp
Ảnh minh họa.

Ngày 27/1/2022, Bộ GD&ĐT đã ban hành Sổ tay đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học. Tài liệu này cung cấp các nội dung cơ bản nhất, ngắn gọn, cập nhật liên quan đến công tác phòng chống dịch Covid-19 trong trường học trên cơ sở các hướng dẫn chung của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT và Tổ chức Y tế thế giới.

Đồng thời, Bộ GD&ĐT đề nghị Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo thực hiện việc mở cửa trường học, trong đó, căn cứ tình hình dịch tại địa phương (tính đến địa bàn cấp xã/phường) chỉ đạo xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh, sinh viên trước ngày 14/2/2022.

Đồng thời, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở GD&ĐT, Sở Y tế, các ban, ngành liên quan hướng dẫn các cơ sở giáo dục về phương án, kịch bản phù hợp xử lý tình huống xảy ra dịch trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp tại trường học; tổ chức tuyên truyền, tập huấn, diễn tập cho giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh để tạo sự đồng thuận cho trẻ em mầm non, học sinh đến trường, đảm bảo an toàn.

Tăng cường chỉ đạo công tác đảm bảo an ninh, an toàn và phòng, chống bạo lực học đường thuộc phạm vi quản lý; nắm bắt thông tin, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm hoặc để xảy ra các vụ việc gây mất an toàn trường học.

Chỉ đạo đơn vị thường trực phòng, chống Covid-19 của Sở GD&ĐT thường xuyên cập nhật báo cáo tình hình, kế hoạch chuẩn bị cho học sinh phổ thông, thường xuyên, trẻ mầm non đến trường học trực tiếp về Bộ GD&ĐT.

Cùng chuyên mục

Bộ GD&ĐT dự kiến điều chỉnh tiêu chuẩn cá nhân biên soạn sách giáo khoa
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT.
TP HCM: Điều kiện tham gia tuyển sinh bổ sung vào lớp 10 công lập
Một trong những điểm mới của tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 – 2025 tại TP Hồ Chí Minh là tuyển sinh bổ sung đối với những trường THPT công lập chưa đủ số lượng thực tế so với chỉ tiêu. Với điểm mới này, học sinh rớt cả 3 nguyện vọng trước đó có thêm cơ hội vào trường công lập, còn các trường thì tuyển đủ chỉ tiêu được giao.
Dự báo điểm chuẩn xét điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông sẽ tăng
Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố kết quả Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông 2024, đến ngày 19/7, nhiều trường đại học đã công bố điểm “sàn” xét tuyển theo phương thức xét kết quả kỳ thi này. Điểm “sàn” các trường đại học đưa ra ở mức tương tự năm trước, tuy nhiên, dự báo điểm chuẩn một số ngành có thể tăng nhẹ.

Tin mới