Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ năm, 16/02/2023 13:18 (GMT+7)

Người dân Mỹ đối mặt với khó khăn do khoản nợ y tế

Hàng triệu người dân Mỹ đang mắc nợ y tế có thể phải đối mặt với những quyết định tài chính khó khăn liên quan đến số tiền chi trả mỗi ngày.

Theo hãng AP, hàng triệu người dân Mỹ đang mắc nợ y tế có thể phải đối mặt với những quyết định tài chính khó khăn mỗi ngày – hoặc trả nợ hoặc trả tiền thuê nhà, điện nước và hàng tạp hóa. Một số người dan khác thậm chí phải bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe cần thiết vì sợ chìm sâu hơn vào nợ nần.

Người dân Mỹ đối mặt với khó khăn với khoản nợ y tế - Ảnh 1.
Ảnh minh họa. Nguồn: Gallup.

Để giải quyết vấn đề này, ngày càng có nhiều chính quyền thành phố, quận và tiểu bang tại Mỹ đã lập kế hoạch chi tiêu các quỹ cứu trợ đại dịch Covid-19 của liên bang để hỗ trợ khoản nợ y tế của người dân và giảm bớt gánh nặng nợ nần. Điển hình, Hội đồng thành phố ở vùng ngoại ô Somerville của thành phố Boston tháng trước đã nhất trí thông qua nghị quyết chi 200.000 USD trong tổng số 77 triệu đô la của chương trình tài trợ thành phố thuộc Đạo luật Kế hoạch Giải cứu người dân Mỹ để hỗ trợ người dân đang mắc nợ y tế.

"Khoảng 5.000 trong số 80.000 người dân của thành phố có thể được hưởng lợi từ kế hoạch này, Willie Burnley Jr.", một trong những thành viên của Hội đồng thành phố cho biết.

Hay hạt Cook, bang Illinois - bao gồm Chicago - Pittsburgh, New Orleans và Toledo, Ohio, nằm trong số các bang đã bắt đầu hành động hoặc đang xem xét các kế hoạch hỗ trợ người dân về trong nợ y tế tương tự. Thống đốc đảng Dân chủ bang Connecticut Ned Lamont tuần trước đã đề xuất chi 20 triệu đô la Mỹ trong quỹ của Đạo luật Kế hoạch Cứu trợ người dân Mỹ (ARPA) của bang để loại bỏ khoản nợ y tế trị giá 2 tỷ đô la của người dân ở Connecticut.

Không giống như nợ thẻ tín dụng hoặc khoản vay, nợ y tế không phải là một sự lựa chọn.

"Nợ y tế là điều mà người dân không hề muốn và không phải là lỗi của họ. Không ai chọn bị thương hay bị bệnh", ông Burnley nói.

Cụ thể, Virginia Faust – một người dân thành phố Somerville, bang Massachusetts (Mỹ) có bảo hiểm y tế, nhưng bà vẫn mắc nợ vài nghìn USD vào năm 2021 khi gặp phải trường hợp khẩn cấp về sức khỏe tâm lý cần phải nằm viện kéo dài một tuần. Khoản nợ đã ảnh hưởng đến tín dụng của bà, và lại gây thêm bệnh nghiêm trọng hơn.

"Điều này cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến cuộc sống của tôi và buộc tôi phải đến gặp bác sĩ và kiểm tra sức khỏe thường xuyên hơn", bà Virginia Faust chia sẻ.

Trong khi đó, ở thành phố Toledo, khoản tiền trị giá 1,6 triệu đô la từ thành phố và Hạt Lucas sẽ hỗ trợ khoảng 41.000 người dân khoản nợ y tế trị giá 240 triệu USD.

"Đây là khoản lợi tức đầu tư tuyệt vời. Tôi thực sự chưa thể nghĩ ra cách nào tốt hơn để hỗ trợ hồi phục kinh tế cho người dân", bà Virginia Faust nhấn mạnh.

Hỗ trợ người dân xóa nợ y tế

Các thành phố và tiểu bang đang hợp tác với RIP Medical Debt, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại New York kể từ năm 2014 nhằm sử dụng các khoản quyên góp để mua các khoản nợ khổng lồ từ các bệnh viện và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác bằng đồng đôla và trả hết. Allison Sesso,Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của tổ chức phi lợi nhuận cho biết hơn 40% người Mỹ trưởng thành mắc nợ y tế và khoảng 2/3 số vụ phá sản cá nhân trên toàn quốc cho rằng nợ y tế là nguyên nhân hàng đầu.

Đạo luật Kế hoạch Giải cứu Mỹ trị giá 1,9 nghìn tỷ đô la của Chính phủ liên bang cũng hỗ trợ 360 tỷ USD cho chính quyền địa phương, tiểu bang, vùng lãnh thổ và khu vực nhằm cung cấp cứu trợ kinh tế.

"Đây là giải pháp trực tiếp và có ảnh hưởng nhất để mang lại những lợi ích đáng kinh ngạc và có thể định lượng được", ông Burnley nói.

Căn cứ vào mức thu nhập gia đình hoặc cá nhân trong ngưỡng nghèo hoặc rơi vào các khoản nợ y tế vượt quá 5% so với thu nhập hàng năm, chương trình hỗ trợ liên bang sẽ thông qua. Tất nhiên, các quy ước đủ điều kiện thụ hưởng ở mỗi liên bang là hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn như tổ chức phi lợi nhuận RIP Medical Debt sẽ xác định các yếu tố đủ điều kiện và những người thụ hưởng sẽ nhận được thư thông báo rằng khoản nợ của họ đã được thu hồi và hủy bỏ. Không phải tất cả mọi người sẽ được hưởng lợi giống nhau.

Không giống như xóa nợ khoản vay sinh viên liên bang, xóa nợ y tế nhận được sự ủng hộ rộng rãi hơn và Lưỡng đảng cũng ủng hộ. Theo một cuộc khảo sát gần đây của công ty Tulchin Research, hơn 70% người Mỹ ủng hộ xóa nợ y tế, trong khi chỉ khoảng 1/2 dân số Mỹ ủng hộ xóa nợ khoản vay sinh viên. Kể từ khi thành lập, RIP Medical Debt đã huy động đủ tiền để xóa nợ hơn 8,5 tỷ đô la cho gần 5,5 triệu người. Một nghiên cứu năm 2021 đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ cho biết 140 tỷ đô la trong hóa đơn chăm sóc sức khỏe của người dân Mỹ có chưa được thanh toán, chỉ tính riêng tại các cơ quan thu nợ và khoản nợ đó ảnh hưởng lớn đến người nghèo.

Ông Ray Kluender, Trợ lý giáo sư tại Trường Kinh doanh Harvard và là một trong những đồng tác giả của nghiên cứu cho biết mặc dù đó là một lý do chính đáng, nhưng việc sử dụng tiền trong Đạo luật Giải cứu Người Mỹ (ARPA) để thanh toán nợ y tế sẽ không thể giải quyết được vấn đề hệ thống cơ bản.

"Nợ y tế là sản phẩm của cách thức chắp vá mà chúng ta chi trả cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Mặc dù việc xóa các khoản nợ sẽ không giải quyết được các vấn đề, thậm chí sẽ dẫn đến việc tích lũy các hóa đơn chưa thanh toán này ngay từ đầu, nhưng hiện tại việc làm này lại có thể giúp ích cho những người đang gặp khó khăn", ông nói./.

Cùng chuyên mục

WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.

Tin mới