Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Chủ nhật, 24/04/2022 15:30 (GMT+7)

Người phụ nữ tái nhiễm biến thể Omicron nhanh 'kỷ lục': Chuyên gia miễn dịch nói gì

Một phụ nữ tại Tây Ban Nha đã tái nhiễm COVID-19 sau 20 ngày kể từ lần nhiễm bệnh cuối cùng. Đây được coi là khoảng cách tái nhiễm ngắn nhất được ghi nhận từ khi đại dịch bắt đầu.

COVID-19 vẫn đang hoành hành khắp thế giới với những đợt tái nhiễm. Một số người tái nhiễm virus SARS-CoV-2 sau vài tháng kể từ lần nhiễm bệnh cuối cùng, nhưng cũng có những người tái nhiễm chỉ sau vài tuần.

tm-img-alt

Khoảng cách giữa 2 lần nhiễm COVID là bao lâu?

Tái nhiễm là trường hợp mắc COVID-19 đã khỏi bệnh nhưng bị nhiễm lại. Khi các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 xuất hiện, đồng thời khả năng miễn dịch từ lần nhiễm bệnh trước đó hoặc miễn dịch do vaccine giảm dần thì việc tái nhiễm sẽ xảy ra dễ dàng hơn.

Thông thường, khi một người đã từng nhiễm COVID-19, hệ miễn dịch của họ sẽ tạo ra phản ứng giúp cơ thể chống lại virus nếu tiếp xúc những lần sau đó. Tuy nhiên, cho tới nay, khả năng miễn dịch này có thể kéo dài bao lâu vẫn là câu hỏi chưa tìm được lời đáp. Thêm vào đó, khả năng miễn dịch của mỗi người lại khác nhau.

Biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 được cho là có khả năng tái nhiễm cao hơn so với biến thể Delta.

Dữ liệu từ Văn phòng Thống kê Quốc gia, Vương Quốc Anh (ONS), cho thấy số ca tái nhiễm COVID-19 cao hơn gấp 10 lần trong khoảng thời gian bùng dịch Omicron tại quốc gia này.

Người phụ nữ tái nhiễm biến thể Omicron nhanh kỷ lục: Chuyên gia miễn dịch nói gì - Ảnh 1.
Omicron có khả năng gây tái nhiễm cao hơn. Ảnh minh hoạ.

Cũng theo dữ liệu từ ONS, những người chưa được tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 có nguy cơ tái nhiễm cao gấp đôi so với những người đã được tiêm chủng đầy đủ từ 14 - 89 ngày trước.

Thế nhưng, một phụ nữ 31 tuổi, nhân viên y tế tại Tây Ban Nha đã tái nhiễm biến thể Omicron chỉ sau khi nhiễm biến thể Delta 20 ngày. Đây là thời gian ngắn nhất giữa 2 lần nhiễm COVID-19 được ghi nhận kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Tiến sĩ Gemma Recio, Viện Y tế Catalan, Tây Ban Nha, cho biết: "Trường hợp tái nhiễm này cho thấy Omicron có thể né tránh khả năng miễn dịch có được do lần nhiễm bệnh trước đó với các biến thể khác hoặc miễn dịch do vaccine".

"Nói cách khác, những người đã từng nhiễm COVID-19 không hoàn toàn có thể tránh được việc tái nhiễm, ngay cả khi họ đã được tiêm phòng đầy đủ."

"Tuy nhiên, vaccine chắc chắn sẽ có hiệu quả trong việc chống lại nguy cơ bệnh trở nặng và nhập viện khi tái nhiễm."

Làm gì khi tái nhiễm COVID-19?

Người phụ nữ tái nhiễm biến thể Omicron nhanh kỷ lục: Chuyên gia miễn dịch nói gì - Ảnh 2.
Hãy tự cách ly nếu bị tái nhiễm COVID-19. Ảnh minh hoạ.

Theo Dịch vụ Y tế Vương Quốc Anh (NHS), khi bị tái nhiễm COVID-19, bạn nên cố gắng tự cách ly, đặc biệt nếu bạn có các triệu chứng của bệnh như sốt cao, mệt mỏi,… để tránh lây nhiễm cho những người khác.

"Mặc dù bạn có thể có khả năng miễn dịch với virus từ lần nhiễm bệnh trước đó, nhưng không rõ khả năng miễn dịch này có thể tồn tại trong bao lâu", trang web của NHS viết.

"Hãy hết sức cẩn thận để tránh tiếp xúc gần với bất kỳ ai, đặc biệt với những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng khi bị nhiễm COVID-19."

Cùng chuyên mục

Bệnh lao trẻ em: Hiểu đúng để điều trị sớm
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, số trẻ mắc lao chiếm từ 10-12% tổng số bệnh nhân lao mới và lao tái phát hằng năm. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 10,6 triệu ca mắc lao mới trong đó có 1,2 triệu ca ở trẻ em dưới 15 tuổi và khoảng 13.000 trẻ em mắc lao các thể cần điều trị.

Tin mới

Phúc thẩm vụ Việt Á: Đề nghị bác kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long
Chiều 16/5, đại diện Viện Kiểm sát đã công bố bản luận tội và quan điểm giải quyết đối với 11 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án Công ty Việt Á. Đáng chú ý, mặc dù nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả, nhưng bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) vẫn bị đề nghị không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Hơn 500 bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai được chủ cửa hàng bánh mì thanh toán viện phí
Liên quan vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại cửa hàng bánh mì B. (phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh) khiến hơn 500 bệnh nhân nhập viện cấp cứu, ngày 16/5, ông Tăng Quốc Lập, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Long Khánh (Đồng Nai) cho biết, bước đầu chủ cơ sở bánh mì đã khắc phục hậu quả, thanh toán hơn 580 triệu đồng viện phí cho các bệnh nhân.