Hotline: 0969 332 828 Email: [email protected]
Thứ sáu, 29/04/2022 07:10 (GMT+7)

Người phụ nữ vỡ loét đầu ngực vì đắp thuốc nam chữa ung thư vú

Sau một thời gian đắp thuốc nam, khối u của bệnh nhân nữ ngày càng to, biến dạng, sùi loét và chảy máu nhiều.

Người phụ nữ 39 tuổi đến viện Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La trong tình trạng vỡ loét đầu ngực do đắp thuốc nam mong chữa khỏi ung thư.

Theo tin từ bệnh viện, bệnh nhân phát hiện mắc u vú phải cách đây hơn một năm và được bác sĩ tư vấn nhập viện để phẫu thuật cắt tuyến vú trái. Nhưng vì lý do cá nhân, chị này xin ra viện và về nhà đi đắp thuốc nam.

Sau một thời gian đắp thuốc, khối u của bệnh nhân ngày càng to, biến dạng, sùi loét và chảy máu nhiều, làm cho sức khỏe bệnh nhân ngày càng giảm sút, ăn uống kém và sút cân.

VTV dẫn lời ThS.BS Quách Thanh Tùng, bác sĩ điều trị trực tiếp cho bệnh nhân cho biết: "Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán K vú trái. Các bác sĩ tiến hành hội chẩn và thống nhất phương pháp tối ưu điều trị cho bệnh nhân là tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u vú trái, nạo vét hạch và chuyển vạt da tự thân che phủ tổn thương".

tm-img-alt
Khối u vú và hạch nách sau phẫu thuật của bệnh nhân. Ảnh: BVCC/VTV

Sau phẫu thuật, hiện tại sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định.

Theo bác sĩ Tùng, thuốc nam đắp lên vú không thể điều trị được khối u hay làm tiêu u như nhiều người vẫn nghĩ.

Bác sĩ Tùng cho hay, u ở vú có thể là u lành hoặc u ác tình và thường thì khối u còn do ảnh hưởng của nội tiết trong cơ thể. Khi phát hiện thấy dấu hiệu bất thường cảnh báo nguy cơ ung thư cần đến cơ sở y tế nơi gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Đối với các chị em phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trên 35 tuổi, cần thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để có thể sớm phát hiện ra bệnh. Khi mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh cần đến các bệnh viện có chuyên khoa về ung bướu.

Tuyệt đối không tự điều trị khi không có sự chỉ định của bác sĩ, bởi có thể khiến bệnh diễn biến nặng hơn gây nguy hiểm cho người bệnh.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Tổ chức Ghi nhận Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN 2020), ung thư vú là căn bệnh ung thư thường gặp nhất với 21.555 ca mắc mới, chiếm tỷ lệ gần 25,8% tổng số ca ung thư.

Cùng chuyên mục

Yêu cầu truy xuất tận gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc 37 người
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc khiến 37 người nhập viện sau ăn bánh mì; truy xuất đến tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân...
Nghiên cứu thành công vaccine "đa năng" chống nhiều loại ung thư
Các nhà khoa học tại Đại học Tufts của Mỹ vừa công bố bước tiến vượt bậc trong cuộc chiến chống ung thư: một loại vaccine mới có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, giúp cơ thể chống lại nhiều loại khối u ác tính nguy hiểm.
Tổn thương đốt sống cổ vì sử dụng điện thoại quá nhiều
Với thói quen thường xuyên sử dụng điện thoại hơn 8 giờ mỗi ngày, anh An (38 tuổi) đã phải nhập viện vì bị yếu tay chân phải, đau nhiều ở cổ vai gáy và lưng, khó thực hiện các hoạt động khiêng vác nặng hoặc cần sự tỉ mỉ như cài nút áo, cầm đũa.

Tin mới